Monday, August 6, 2012

Công nhân trá hình khách du lịch là một nguồn thu


Theo pháp luật Việt Nam, chỉ chấp nhận cho lao động nước ngoài với tư cách là chuyên gia, không chấp nhận lao động phổ thông là người nước ngoài.

Lâu nay báo chí mập mờ nêu vấn đề công nhân phổ thông Trung quốc đang sống, làm việc và học tập trên lãnh thổ Việt Nam. Có hàng ngàn công nhân lao động phổ thông tại ở mỗi công trình xây dựng.Và báo chí cũng nêu lợi dụng "kẽ hở của pháp luật" số công nhân này nhập cảnh theo diện visa du lịch. Có báo còn đi xa hơn, tố cáo những công nhân này nhập cảnh đem theo toàn bộ vật dụng sinh hoạt, dụng cụ nhà bếp, và các thiết bị vệ sinh.


Họ "lợi dụng kẽ hở của pháp luật" hay chính các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của chúng ta "lười biếng"đã bỏ qua một nguồn thu hay là nguồn thu này không được phản ánh trong ngân sách nhà nước. Đó là khoản thu lệ phí nhập cảnh.

Ta không cần thu lệ phí cao như vào Hoa kỳ, chỉ cần ngang bằng lệ phí nhập cảnh Trung Quốc. Với mỗi công nhân làm việc theo diện du lịch, chỉ cấp thị thực mỗi 3 tháng, hết hạn lưu trú phải xuất cảnh, làm thủ tục nhập cảnh tại lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc.

Theo biểu phí mỗi lần 75 đô la. Một công nhân muốn lao động một năm phải làm visa 3 lần, mỗi lần $75. Bình quân cứ mỗi 1000 công nhân thu được 225 ngàn đô la trong một năm.

Nguồn thu này ít ra cũng tốt hơn nguồn thu từ thuế thu nhập của số lượng công nhân Việt Nam tương ứng.


Nguồn tham khảo:
Gần 25 ngàn công nhân làm chui ở VN (Thanh niên)
“Kỹ sư, chuyên gia” Trung Quốc làm lao động phổ thông (Báo TN)
Thanh Hoá: 229 lao động Trung Quốc "làm chui"
Hơn 200 công nhân Trung Quốc bị trục xuất khỏi Việt Nam
Lao động Trung Quốc 'quậy' ở công trường Nghi Sơn
Phí làm visa TQ 

21 comments:

Memory'S Blog said...

Thật lòng mà nói bài này có vẻ là 1 trong các bài viết kém nhất của bác Lý!!! Cứ cho là bác đúng với số tiền 75 USD/ lần re-new visa đi nữa thì số tiền thu nhập thực tế mà Việt Nam phải mất cho đám công nhân "kỹ thuật cao kiểu Trung Quốc" này USD 300,0 x 3 x 1.000 người cũng là USD 900.000. Thêm nữa, để thu được USD 75,0/ lần này, chi phí cho bộ máy hành chánh của nước nhà cũng mất gần 1/2. Không 1 nhà nước nào lại xem việc đi gom tiền cắc từ Visa cho thu nhập của nước nhà cả!

Cô Cấn said...

Bạn XT chưa hiểu hết ý ngầm của bài viết.Không có đám này tiêu đỡ số tiền in ra bằng cách trả lương bằng tiền Đồng cho họ.Hình như ở bên kia biên giới tiền VND được lưu hành tự do.

King Filter said...

Bài này đưa ra giải pháp thế là tuyệt rồi, thu được đồng nào hay đồng nấy.

Cập nhật giá Visa Tàu cấp cho VN là 60 USD. VN cấp cho Tàu 75 đô là tốt rồi.

Dân Việt mình cũng thường lợi dụng đi du lịch để kiếm thêm ở Úc, Mẽo...

Đặc biệt hiện nay có nhiều cô gái thích đi du lịch Singapore, chẳng tốn tiền mà còn có lời nhiều. Kiếm ngoại tệ thế cũng tốt.

VIỆT said...

Hiiiii...

Ý bác Lý là muốn nhắc các bác bên kho bạc xem mấy anh em bên đại sứ quán Tung Của có khai báo về khoản thu này không đó mờ! Hix... bác chọc gậy bánh xe nha! Bác coi chừng đừng sang Tung Của nhé, không có ngày về á!!!

Còn nếu mấy ảnh bên kia báo rằng đâu có vụ đó, tụi nó đâu xin visa thì mấy anh nhà báo coi chừng nha!!! Vu khống cán bộ là mệt à nha.

Tính theo phép tính của bác Lý thì số tiền đáng ra kho bạc nhà nước thu về từ đại sứ quán Tung Của trong 1 năm cho việc cấp visa này tạm tính là:

75usd x 3 x 7000 người x 1,5 (sai số) = 2.362.500 usd/năm => 47 tỷ cụ

Trên 500 trẹo cụ là chung thân rùi

Lý Toét said...

Tớ đọc lời bình của Xuân Thông mà phì cười,

Số tiền $75 là chính phủ thu của mỗi du khách VN visa một lần thời hạn 3 tháng, visa vào Mỹ gấp đôi. Đúng là với CP Mỹ có thể họ phải bù lỗ, nhưng với CP VN và TQ thì không, vì họ lo canh người bản địa chứ không hề đặt mối quan tâm vào người nước ngoài. Thí dụ cụ thể vào mỗi chủ nhật. Đúng là không nhà nước nào đi gom tiền visa làm thu nhập cả nhưng nhà nước ta không có giống bất kỳ nhà nước nào khác trên thế giới.

Số tiền thu được mỗi đầu công nhân mỗi năm theo tính toán của tớ là $225, số tiền này lớn hơn hẳn số tiền thu được từ thuế thu nhập của một công nhân VN. Với mức lương rẻ mạt của công nhân VN thì hầu như không có ai có mức lương đạt tới ngưỡng phải đóng thuế thu nhập. Còn nếu nói để dành chỗ cho công nhân VN thì không đúng bởi vì nhà nước ta với danh nghĩa là nhà nước công nông nhưng chưa bao giờ dành sự quan tâm đến người lao động. Khi người lao động thất nghiệp, bảo hiểm xã hội không chi trả bằng câu trả lời rằng: tại chủ doanh nghiệp không đóng.

Đó là về mặt kinh tế, còn về mặt quản trị xã hội, biện pháp triệt để trong xuất nhập cảnh này đem lại nhiều cái lợi hơn hẳn lợi ích kinh tế. Đó là, những công nhân kia phải trình diện mỗi 3 tháng, không dễ gì kéo bè kéo cánh tác oai tác quái với người dân địa phương. Mỗi lần xuất nhập cảnh là có số liệu cập nhật cho cảnh sát khu vực sở tại. Thuận tiện mọi nhẽ.

Và sự đi lại của họ cũng đem lại doanh thu cho ngành vận tại hành khách của ta vốn có giá cước vào loại đắt nhất thế giới.

Ta không chống lại họ được thì ta phải nương theo họ để tìm kiếm lợi ích chứ. Làm cái gì đó sẽ tốt hơn là không làm gì cả.

Lý Toét said...

Tớ không có ý như vậy, sổ sách của ta "chặt chẽ" lắm. Chính vì chặt chẽ sổ sách nên xứ quán ta ở nước ngoài hay thu lệ phí visa ngoài mức quy định.

Cấp visa định kỳ mỗi 3 tháng cho khách chưa có số má là một biện pháp quản lý nhân khẩu lao động Tàu. Loại lao động này cũng chỉ là "dân công" từ thôn quê TQ, họ cũng hạng cùng đinh như công nhân ta. Thu phí là thu của bọn cai thầu.

knk said...

"Còn nếu nói để dành chỗ cho công nhân VN thì không đúng bởi vì nhà nước ta với danh nghĩa là nhà nước công nông nhưng chưa bao giờ dành sự quan tâm đến người lao động"
Bác Lý nên đọc qua báo người Lao Động một chút, họ vẫn viết về những chương trình: nhà ở cho công nhân, nhà trẻ cho con em công nhân,vận động chủ nhà trọ không tăng giá.... và cả một trang báo viết về công đòan chăm lo đời sống cho công nhân. Như vậy là vẫn quan tâm dù chỉ là quan tâm cho có chứ không phải "chưa bao giờ". Nhưng chỉ có điều em không biết là các anh chị em công nhân bao giờ đọc báo Người lao động không ?

Lý Toét said...

Kiến Nhót lại đá xoáy báo đảng rồi,

Hãy tìm thêm thông tin về "Ban chỉ đạo giải quyết đình công".
Các tổ chức công đoàn đều được lãnh đạo thống nhất từ trung ương đảng, thế mà không lo đấu tranh với giới chủ nhân cho quyền lợi công nhân, mà chỉ tìm cách "đấu tranh" với công nhân. Ban này dùng chiêu bài "phạm luật" để dập tắt các cuộc đình công. Ở xứ ta có ai bị bắt mà không phạm luật.

BS Hồ Hải said...

Chú viết cái vụ Hầm Thủ Thiêm bị thấm để anh hóng xem sao. Ngày nào anh cũng đi qua cái hầm này 2 lần sáng tối, vi hiểm quớ đi mất.

Unknown said...

Cháu đã dự đoán chuyện này từ hồi nó chưa khởi công nữa cơ hehe. Dù vậy vẫn không ngờ nó nứt sớm vậy.

Cô Cấn said...

BS Không phải lo đâu,Một thời gian nó tự kín lại.Đơn giản là cứ so sánh nhà lắp gép với nhà xây trực tiếp.

chandoi said...

Có thời gian, tôi sẽ viết thật kỹ và dể hiểu về vết nứt trong cấu kiện bê tông.Nói chung chẳng quan trọng gì nếu sử lý kịp thời đừng để môi trường ẩm xâm nhập làm giảm tiết diện chịu lực của thép.

Lý Toét said...

Dear all,

Buông xuôi như Đậu Tương thì không ổn
Và bi quan như Ty lơ thì không nên
Việc nứt này xảy ra lâu rồi và được công bố vào khoảng thời gian khai mạc Olympic Bắc Kinh.

Theo thiết kế, tuổi thọ của hầm là 100 năm nhưng theo dự đoán của giới chuyên môn thì thời gian hầm được trọng dụng không quá 20 năm. Vì thế vấn đề sụp đổ của hầm sẽ không được đặt ra nữa.

Để so sánh, ta chọn công trình cầu Paul Doumer bắc qua sông Hồng do nhà thầu Dayde et Piller (hay một cái tên tương tự) thi công. Khi xây dựng cầu Paul Doumer hiện đại nhất Đông Nam Á. Cho đến năm nay cây cầu mới đạt tuổi thọ 100 năm mặc dù cây cầu không được khai thác đã 40 năm.

Công nghệ hầm dìm được triển khai cách đây tròn 100 năm nên không thể xem hầm Thủ Thiêm là công nghệ hiện đại. Nên thời gian khai thác thực tế chỉ 20 năm là hoàn toàn có cơ sở.

Lý Toét said...

He he, phải tới hiện trường mới biết là vết nứt đó quan trọng hay không quan trọng đối với cấu kiện beton. Vết nứt 2 dem khác với vết nứt 1 li và càng khác với vết nứt có chiều rộng 1 phân. Còn báo chí đâu có đo được chiều rộng vết nứt, cứ la làng câu khách đã.

Lý Toét said...

Có lẽ báo chí được định hướng tập trung sự nguy hiểm vào hầm Thủ Thiêm để dân chúng quên đi nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống vật giá mỗi ngày mỗi tăng. Hầm dột không phải là chuyện mới xảy ra và cũng không có gì ghê gớm cả.

Hầm đường sắt dọc tuyến Nam - Bắc không có hầm nào là không có ẩm ướt bên trong như nó đã từng trong 100 năm nay.

Hầm tàu điện ngầm Moscow cũng dột đến mức người ta phải ốp vòm gang vào mặt trong của hầm.

Có lẽ ta mượn bản quyền của Thuỷ điện Sông Tranh để tạm thời kết luận: hầm Thủ Thiêm dột là do Thiết kế - hầm có mái bằng thay vì mái vòm như truyền thống. Mái vòm có bị dột thì nước sẽ chảy theo vách hầm xuống chân mà không có rắc rối nào. Mái bằng thì sinh nước đọng trên nóc hầm, nước tích luỹ nhiểu xuống mặt đường hầm sẽ tạo cớ cho báo chí tấn công.

Xin mời các nhà kỹ thuật như Chán Đời và Vân Bình thêm ý kiến.

Yeu que huong said...

Em chả dám tin vào chất lượng công trình ở VN ( dù nó có tốt xây ban đầu nhưng người ta cũng phá cho nó hỏng để còn đi bảo trì chứ )
Cho nên em dặn con cháu trong nhà cả rồi , cấm đứa nào thuê ,mua ở nhà chung cư quá tầng 3 dù là "cao cấp" hay "thu nhập thấp" cũng thế !
"Nhỡ" có chuyện gì còn nhảy lầu xuống không chết , cùng lắm gãy xương !

vanbinh said...

Thầy Lý có cặp mắt nhìn nhận khá tinh đời , Chính danh thủ phạm tên là Mái bằng , ko sai . Ở cái xứ Nhiệt đới nóng và ẩm như Sài gòn ( Nhiệt độ hàng ngày từ 28-35 độ C ), hôm nào Anh về nhà muộn , mở vung nồi cơm ra , sẽ thấy vô khối các hạt nước đọng lại phía mặt trong của vung ( Kim sinh Thủy ). Hầm Thủ Thiêm cũng tương tự vậy , cho dù các khối Bê tông bao chung quanh Bảo vệ Hầm dầy tới 2,0 m và ngăn ko cho nước thấm từ trên xuống , dưới lên và hai bên hông vô , thì vẫn cứ có nước đọng lại trên mặt Mái bằng của hầm theo hiệu ứng " Vung nồi cơm " nói trên . Còn các vết nứt trong Bê tông , theo các Chuyên gia Nhật Bổn thì đây là những vết nứt nhỏ ( rộng dưới 1 mm , dài dưới 10 cm ) , chúng nằm cục bộ , chúng ko liên tục và ko ăn thông với nhau , và ko có khả năng dẫn nước , ngay tại các Hầm Dìm bên Nhật cũng có các vết nứt dạng này . Các Vết nứt dạng này được sinh ra trong quá trình đông kết và co ngót Bê tông trong thời gian từ 3-7 ngày tuổi . Các Vết nứt dạng này ko ảnh hưởng đến Chất lượng Công trình , song vì có nhiều vết nó nằm chình ình ra ngoài mặt Bê tông , trông phản cảm , người ta dùng nhựa EPOXY phụt trám vô . Hầm chui qua Sông Sài gòn này được Thiết kế với tuổi thọ 100 năm , song nếu tới 100 năm mà nó vẫn chưa hư , vẫn còn chạy tốt thì ta cứ duy tu bảo dưỡng và yên tâm sử dụng chứ có sao đâu .

VIỆT said...

Nước đọng là do không khí không lưu thông tốt.

Vấn đề đọng nước gây dột mái bằng là khâu thiết kế thông gió cho đường hầm. Nhưng có lẽ sẽ bị giới hạng bởi tiêu chuẩn độ ồn!

P.a: mái vòm là hợp lý!

khoai tay said...

Dear BÁc Lý,
Bác Lý liệu có thể bị khép vào tội đạo kết luận không? vì kết luận chung thì đều là lỗi nằm trong phạm vi cho phép (áp dụng cho mọi công trình có lỗi).

Lý Toét said...

Tớ chỉ nói lỗi do Thiết kế. Còn Thủy điện Sông Tranh được kết luận do từ Thiết kế - thi công - giám sát - vận hành. Khác nhau nhiều chứ.

chandoi said...

Trong cấu kiện BTCT người ta tính ba trạng thái giới hạn. Bền (momen), Ổn định(độ võng, chuyển dịch) và vết nứt. Cũng cùng định nghĩa là CKBT cốt thép phải nứt. Các bạn đừng đề cập nứt do co ngót vì không phải chuyện phải bàn.
Dĩ nhiên trình độ tính toán thiết kế của Nhật không thể qua loa, cho nên nứt bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không thể nứt hơn người ta tính toán có cho thêm những hệ số an toàn.và nứt bao nhiêu cũng không ảnh hưởng gì tính chịu lực kết cấu.
Giải quyết nứt đơn giản khoang, bắt vanh bơm keo áp suất cao mục đích điền vào chổ trống để tránh thép bị oxy hóa và chống thấm nếu có.

Lý do giải thích sau.