Friday, September 7, 2012

Ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là di tích quốc gia. Theo thông tin từ báo chí, Hoàng Su Phì có truyền thống làm ruộng bậc thang từ 300 năm nay. Mục đích của việc "công nhận là di tích quốc gia" này là để thu hút du lịch, dự kiến thu $1 mỗi du khách.

Xin giới thiệu Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì




Trước thu hoạch
Sau thu hoạch
Ruộng mới vỡ
Làm đất
Mạ non
Lúa con gái
Vẻ đẹp hùng vĩ
Nhà ở người La Chí

Và ruộng bậc thang ở những nơi khác trên thế giới

Suối Mường Hoa, Tả Van
Mae Rim, Thái Lan
Long Cốt (Longji) Quế Lâm
Cánh đồng nhiều màu sắc ở của người Hà Nhì (Hani) tại Nguyên Dương (Yuanyang) Vân Nam
Batad được UNESCO xếp hạng Di sản Thế giới, Banaue Philippines
Đảo Bali Nam Dương
Lão Mai núi Dương Minh bắc Đài Loan
Trên nóc nhà thế giới Nagarkot Nepal
Douro Bồ Đào Nha
Cánh đồng la Gomera, đảo Canary Tây Ban Nha
Núi Atlas, Morocco
Madagasca
Pisac, Perou

Ruộng bậc thang không phải là đặc sản duy nhất của Việt Nam.
Đồng bào dân tộc được đảng và Nhà nước quan tâm thì tốt. Nhưng tốt hơn hết, chỉ cần Nhà nước buông tha, để cho các dân tộc Tây Bắc được tự trị, họ sẽ có cách vừa kiếm sống được, vừa bảo vệ được di sản.

49 comments:

TranThai said...

dear bác Lý,
Cách đây 2-3 ngày Trần Thái có xem một phim tài liệu do kênh ARTE( một kênh chuyên về phim tài liệu phát bằng tiếng Pháp và Đức ) tạm dịch Goldman Sachs-Ngân hàng quản lý cả thế giới . Do hôm trước không xem toàn bộ nên không biết nó những gì. Tuy nhiên, với những phần mà Trần Thái xem được có lẽ giới tài chính - ngân hàng châu Âu đang nghi ngờ Goldman Sachs đang "hút máu" con bệnh Hi Lạp không còn sức đề kháng, mà thực sự Pháp-Đức đang tiếp máu. Sự sụp đổ kinh tế của Hi Lạp có thể dẫn đến sụp đổ của nhiều nước khác ở Châu Âu . Và sau lưng Goldman Sachs đều là những think tanks tầm cỡ như những cố vấn tài chính - kinh tế cho chính phủ Mỹ - châu Âu thậm chí là những quan chức trong các định chế tài chính. Bởi vậy xem phim tài liệu nầy xong nhìn lại hệ thống ngân hàng VN thấy chẳng ý nghĩa gì

PS: phim nầy thuyết minh bằng tiếng Pháp và Đức, nhưng những phần phỏng vấn các think tanks đều giữ nguyên tiếng Anh. Tuy nhiên là một phim khá hay (thậm chí là rất đáng xem).

Dạo nầy kinh tế khó khăn nên Trần Thái phải để thời gian đi "đẩy chuột đong gạo" nên không đủ kiên nhẫn ngồi xem lại, hôm nào rảnh xem lại rồi hóng chuyện sau

Cô Cấn said...

Bác muốn nói dân ta chẳng kém dân Tàu,Tây vì có Đảng nên kém họ.

Thành said...

Không rõ các nhà quản lý du lịch khi tính ra sẽ thu được mỗi khách du lịch là 1 USD thì liệu có tính thêm là trong 1 USD đó thí người dân sẽ nhận được mấy Cent ?

Thứ hai, những tác hại của việc Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là di tích quốc gia là rất lớn. Những bài học nhãn tiền từ việc phát triển di lịch cộng đồng ở Mai Châu - Hòa Bình, vườn quốc gia Ba Bể ...vẫn còn đó. Không chừng trong một thời gian ngắn thì Hoàng Su Phì sẽ không còn giữ được những nét văn hóa truyền thống được nữa , tình trạng ô nhiễm môi trường .....

Chỉ tội cho người dân Hoàng Su Phì ! Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho những người biết nắm thời cơ mà đầu tư làm ăn !

Lý Toét said...

Trần Thái,

Goldman Sachs là một Ngân hàng lớn ai cũng biết nhưng hơn nữa có lẽ là nói ngoa. Nói GS gây ra sự sụp đổ của Hi lạp lại càng không phải.

Cỡ ngân hàng Lehman Brothers lừng danh được thành lập từ thời Tự Đức, bị phá sản không phải là cá biệt.

Hy lạp nói riêng và các nước Nam Âu nói chung lâm vào khủng hoảng kinh tế do nhiều nguyên nhân. Sâu xa là các nước này sau mấy chục năm hoà bình đâm ra ỷ lại, không đầu tư vào sản xuất mà chỉ kiếm lợi từ tài chính. Nguyên nhân trực tiếp là do khủng hoảng kinh tế thế giới khách du lịch giảm dẫn tới giảm doanh thu và thu nhập. Trong khi nhu cầu chi tiêu vẫn như cũ. Không nợ nần mới lạ.

Lý Toét said...

Tớ chỉ bảo đảng ta hãy buông tha người dân tộc, để họ được tự trị như trước 75 là được rồi.

Bây giờ tính bán vé thu tiền, xem người dân tộc thiểu số như voi Buôn Đôn.

Lý Toét said...

Chỉ cần thấy gạo người ta trồng ăn ngon, mua ủng hộ là được rồi.

Quê Hương said...

Vài năm nữa sẽ thành khu sinh thái với những biệt thự triệu đô.
Hy vọng dự đoán này không trở thành sự thật.

Lý Toét said...

Đô thị hóa đâu phải chuyện đùa,

Giàu có như Ba Tây và Hàn quốc (đang thủ nghiệm) cũng chỉ dám xây dựng thành phố nhỏ xíu làm thủ đô.

Trước đây TBT Lê Duẩn từng muốn xây dựng Phúc Yên làm thủ đô nhưng không thể.

Có người nói cả tỉnh Hưng Yên đều được các nhà đầu tư thèm muốn. Hãy để xem chừng nào Ecopark mới bán được hết đất của họ.

Cathnga said...

Bộ ảnh của anh đẹp quá ha.

Lý Toét said...

Cám ơn em Nga,

Ảnh Hoàng Su Phì từ báo Dân trí
Ảnh các nơi khác sưu tầm trên net.

Anonymous said...

Người biết đầu tư làm ăn thì nhiều.Nhưng người được dầu tư thì đã có đảng ta quyết định

vanbinh said...

Mục đích làm thành ruộng Bậc thang là tạo những mặt bằng trữ nước phục vụ cho việc cấy cầy của nhà nông chứ ko phải để cho khách Thị thành tới ngắm nhìn rồi khoác vai nhau vừa chụp ảnh vừa cười phe phé . Nghe nói nguồn gốc các Ruộng bậc thang này có từ hàng ngàn năm trước ở bên Tàu , rồi du nhập sang ta . Mà dân làm ruộng Bậc thang này đời sống vẫn còn nghèo lắm , dân trí còn thấp lắm , có nơi trẻ con còn chưa được nhìn thấy cái Ôtô nó ra làm sao . Chính vì thế mà dân cứ thích được là Vùng tự trị , để họ nhổ mẹ nó lúa nương đi , và trồng thay vào đó là cây thuốc phiện , vừa đỡ phải mất công chăm sóc , vừa có thu nhập gấp hàng chục lần cấy lúa !

Lý Toét said...

Nương giồng cây Anh Túc không cần giữ nước nên không cần phải bậc thang. Nó như thế này:

[img]http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2008/06/23/article-1028504-01B56AEA00000578-254_468x620.jpg[/img]

vu cuong said...

Dear thầy Lý,

Hôm nay vào blog thầy, thấy mấy hình đẹp quá. Nhân tiện rảnh rang ghé blog của trung tướng đọc, em thấy blog hay phết, viết rất trí tuệ , giống blog thầy, nhưng sao comment chửi thề khiếp, hehe. Nên còm để cám ơn thầy vì đã để nó ở trên.

uyeen said...

hehe, bác lại muốn China khai thác bô xít ở Tây Bắc nữa hả bác?

Lý Toét said...

Những web trong danh sách trên là những nơi đáng tin cậy.

Lý Toét said...

Làm bauxyt đâu có dễ. Ở các nước khai khác thương mại, tập trung ở vùng bình nguyên, gần biển, gần nguồn điện.

Củ Chuối Tây said...

Thưa chú Lý!
Bên trang này có cách nào để thanh toán trong nước không qua paypal không ạ?

Lý Toét said...

Chuối Phong,

Thanh toán trong nước thì không mâu thuẫn gì với PayPal cả. Mở một tài khoản PayPal không cần điều kiện gì hơn một địa chỉ email và một thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước.

Có thể nhờ ai đó có tài khoản thanh toán dùm, giống như mua vé máy bay qua mạng.

chandoi said...

Hê hê. Tôi nghĩ đầu tư mẹ hệ thống cáp treo chuyên vận chuyển Thành phẩm bô xít xuống biển và chuyển người hàng hóa từ biển lên cao nguyên như một cái máy chuyển động vĩnh cửu , không mất chi phí vận chuyển, hổng khéo lại hay.
Có ai nghĩ vậy chưa ta.

TranThai said...

Dear bác Lý,
Thật sự phim tài liệu nầy không đổ tội GS gây khủng hoảng kinh tế cho Hy Lạp. Mà nó miêu tả GS như một con cá mập chuyên đánh hơi và phát hiện nhưng con mồi bị thương qua vết máu, sau đó đến tiêu diệt. Điều nầy hoàn toàn đúng với GS, đã tận dụng thời điểm nhạy cảm để thực hiện những phi vụ để thu lại những khoản lợi nhuận khổng lồ bất chấp các qui chuẩn đạo đức. Để thực hiện điều nầy, GS đã lợi dụng những khe hở pháp luật, cũng như các [siêu] cố vấn và quyền lực ngầm của những người nầy.

Có lẽ hơi quá lời khi GS được "phong tặng" những danh hiệu như: ngân hàng quản lý cả thế giới, đế chế vô hình, ngân hàng của chúa hay kẻ đe dọa nền dân chủ ... Tuy nhiên không ngoa chút nào khi Bắc Mỹ và châu Âu đang tồn tại nhưng tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động theo mô hình oligarchy mà GS là một ví dụ điển hình.

Nếu liên hệ với VN trong lúc nầy, ta dễ dàng liên hệ tưởng đến từ "lợi ích nhóm" hay mối liên hệ giữa những ngân hàng và các Cty BĐS và nhiều nhân vật phía sau.

Lý Toét said...

Trần Thái,

VN làm sao so sánh được. Thế giới có luật lệ rõ ràng, những bê bối gần đây của các ngân hàng Anh - HSBC, Barclays và Standard Chartered - bị phanh phui nói lên điều đó.

Ở VN các quan làm ra luật có lợi cho quan để trục lợi. Nền tảng của cải là ruộng đất bị các quan độc quyền chia chác. Vậy có ở đâu dã man hơn.

Hy lạp được hưởng lợi từ thế giới quá nhiều so với những gì họ bỏ ra, nên có bị ai "cho vay cắt cổ" trong lúc khốn khó cũng không oan gì.

Lý Toét said...

Ý tưởng độc đáo, chưa có ai nghĩ ra. Nên tập trung đầu tư nghiên cứu để biến ý tưởng này thành thực tiễn.

Lý Toét said...

Thời sự trong nước tuần qua,

Xăng dầu là hàng tiêu dùng thiết yếu lại chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt như là một thứ xa xỉ, trong khi biệt thự triệu đô lại không phải đóng xu nào.

Đối phó với Thu ngân sách thâm hụt trầm trọng, Nhà nước kiên định giữ gìn thuế suất nhập khẩu xăng 12%. Do các đường dây "tạm nhập - (không) tái xuất" mà thực chất là trốn thuế phát triển rầm rộ, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị siết chặt thủ tục "tạm nhập - tái xuất".

Do lợi ích bị xâm phạm, các thế lực đen chống lưng cho Huy Đức công khai đả kích chính sách kinh tế của Chính phủ, đổ lỗi cho cá nhân Thủ tướng gây ra suy sụp kinh tế.

xichlo said...

Bài viết gần đây của tác giả Huy Đức có ý nói đến trách nhiệm của TT Dũng là rõ ràng rồi. Nhưng như như kết luận là " các thế lực đen chống lưng ..." thì có vẻ hơi nhanh nhỉ. Vả lại cũng ko giống phong cách của bác Toét lâu nay, chả nói toẹt bao giờ ...=))

Lý Toét said...

Huy Đức quên hay cố tình quên, mọi quyết định điều hành chính phủ là do tập thể BCT quyết định. TTg NTD chỉ là người ký với tư cách là người được phân công.

Anonymous said...

"... như một cái máy chuyển động vĩnh cửu , không mất chi phí vận chuyển, hổng khéo lại hay" @ Chân dòi...

hehe... hình như ý cụ Chân dòi là không tốn năng lượng hả? chứ còn chi phí vận chuyển vẫn có chứ? vì tiền mua thiết bị, tiền bảo trì bảo dưỡng, tiền lương nhân công...v.v... đủ các cái đó chứ...

Ý tưởng hay đó, Tui với bác hợp tác làm nhé?

Lý Toét said...

Tớ đã nói giỡn, Giàu còn giỡn dai hơn. Ha ha.

Hoàng Nguyễn said...

Phân quyền thì phân luôn trách nhiệm chứ

chandoi said...

Chú Rích anh nói vậy cho nó hấp dẫn thôi. Thực tế đầu tư là phải có khấu hao bảo trì và dĩ nhiên tốn xiền. Nhưng kiểu này giống kiểu làm thủy điện. Đầu tư xong chỉ tốn tiền vận hành bảo dưởng thôi. Như cứ nước chảy là ra điện. Hê hê. Cứ có thành phẩm bô xít treo lên cáp là cáp chạy, hổng tốn nhiên liệu, chỉ dùng phanh thủy lực nếu cần mà hông dùng sức kéo.

Ngoài ra còn lợi dụng được lực kéo ngược: Fngược = Mg*cosX - F masat để vận chuyển hàng hóa và người lên. Zụ này nghiên cứu cũng ngon đó chớ. Hổng khéo ngon gấp mấy lần thủy điện và hệ số khai thác gần bằng 1. Giởn là giởn thế nào hở Mụ Lý khi chưa có kết quả của một khảo sát và luận chứng khả thi. Hehe.

Tui mà rãnh tui thu thập tài liệu nghiên cứu ngay. Sợ gì, cùng lắm như mấy thằng thế kỷ 19 nghĩ chiện bay lên trời. Khà khà.

chandoi said...

He he chào cu Cương . Cụ Lý qua bển nhiều khi còn cong cả lưỡi, khà khà.

chandoi said...

Bắt chước mụ. "Phương châm nghĩ những gì chưa ai nghĩ" cũng hay đó chứ Mụ Lý.

Lý Toét said...

Nghĩ cái chưa ai nghĩ thì tốt nhưng phải nghĩ xem cái đó có thực là chưa ai nghĩ bao giờ chưa.

Cái mô hình của Chán đời là kết hợp 2 bài toán Băng tải và bài toán Thế năng.

Băng tải dài bao nhiêu là tối đa
Độ dốc của nó là bao nhiêu để sử dụng được thế năng.

Theo nghiên cứu của ngành đường sắt, con đường vận chuyển bôc xýt đó có độ dốc nhỏ đến nỗi không cần phải dùng đường rầy có răng cưa.

Tớ tặng cho miễn phí nơi có độ dốc và chiều dài đủ ngắn để áp dụng mô hình của Chán Đời:
[img]https://lh3.googleusercontent.com/-cDi4IGPHt7s/UE8CwsqZn_I/AAAAAAAABNQ/5SAb1BDZmd4/s250/cap%2520treo.jpeg[/img]

chandoi said...

Tôi chỉ nói là có thể chưa ai nghĩ ra mà. Có phải khẳng định đâu. Hơn nữa chỉ là nghĩ áp dụng cho vận chuyển bô xít thôi. Dĩ nhiên không thể vận chuyển cho hết đoạn đường 100km đến Phan thiết mà chỉ cần vận chuyển cho 40km theo đường chim bay vượt đèo Bảo lộc chẳng hạn. Còn cao độ bình quân từ bảo lộc đến Phan thiết ( 850/100000 ) đúng là nhỏ nhưng đoạn bằng (cao độ < 10m so với mặt nước biển) chiếm cở 65km thì đoạn 35 km còn lại là có độ dốc bình quân rất lớn > 2,5% . Với độ dốc này thì khả năng sinh công của nó không phải là nhỏ.

chandoi said...

Và đã là nghiên cứu thì chọn những biện pháp khắc phục như trung chuyển chia đoạn và tính giá thành, so sánh. Chứ nói khơi khơi thì biết đâu mà lần.

Lý Toét said...

Ở trên tớ đã bác bỏ rồi còn gì,

- Vận chuyển băng tải chỉ có tác dụng cho khoảng cách rất ngắn 1000m đổ lại
- Vận chuyển hỗn hợp đường bộ - băng tải - đường bộ chi phí bốc dỡ không bù nổi năng lượng tiếp kiệm cho quãng đường 35km.

TranThai said...

dear bác chandoi,
Ý tưởng xây dựng cáp treo có vẻ hay nhưng hơi bị low-tech. Còn ý tưởng của tớ là TKV nên nhập mấy con robot như clip dưới đây về thồ boxit
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=40gECrmuCaU[/youtube]

Con bò nầy tớ chưa có thông số kỹ thuật nên không biết. Chứ ở châu Âu cũng đang phát triển 1 con chỉ bằng 1/2 con ở trên nhưng có thể thồ được đến 200 kg (max) và có thể chống được sức đẩy/kéo của 1 người lực lưỡng khoảng 1m9.

Đây là ý tưởng trong lúc " bất chợt bị điên" khi nghe mấy quan nhà ta muốn nhập xe tuk-tuk của Thái về. Thật sự ý tưởng phát triển vận tải công cộng thì qua hay, nhưng đi nhập xe tuk-tuk về thì miễn bàn ...

Bonus: [youtube]http://youtu.be/3nxjjztQKtY [/youtube]
Trần Thái đoán trình độ SV bách khoa hay APTECH ở ta có thể nghiên cứu những cái tương tự clip chơi 5-10.

TranThai said...

Bác Lý,
Clip chơi 5-10 không hiển thị được, nhờ bác xóa hộ. Còn đây la link trên youtube: http://www.youtube.com/watch?v=3nxjjztQKtY&feature=youtu.be

Lý Toét said...

4 Trần Thái
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=3nxjjztQKtY[/youtube]

Lý Toét said...

Trần Thái,

Miễn bàn việc nhập tuk tuk là sao. Xe tuk tuk không hẳn là xe tuk tuk giống như xe bên Thái.

Theo tớ người ta chủ trương nhập loại xe như thế này
[img]https://lh4.googleusercontent.com/-s257OJ02ZrI/UFBIgUf2llI/AAAAAAAABOE/PU3in7pKMFM/s480/xe%2520TD.jpg[/img]

Nhưng vì đang chủ trương bài Tàu nên nói trẹo ra xe tuk tuk.

Thực tế nhập xe của Thái là ý tưởng không tồi, chắc chắn rẻ hơn và tốt hơn xe do VN chế tạo. Đấy là ý tớ muốn nói xe của Thái chế tạo tại VN, chứ thực sự VN chưa chế tạo được chiếc xe tuk tuk.

Mèo Ú said...

Bác Lý có nhầm không nhỉ? Hệ thống Băng tải đá ở nhà máy xi măng Nghi sơn dài hơn 10km vận chuyển đá vôi ở tận Hoàng Mai( Nghệ an) về.
Ở Lừa còn vậy nhẽ ở Tàu hay Tây chắc còn khủng hơn?

Lý Toét said...

Cảm ơn Mèo Ú,

Băng tải như trong hình
[img]http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/67067866.jpg[/img]
có kích thước tối thiểu 2.2m x 2.4m, tự trọng 500kg/m, tải trọng 250kg/m

Tốn 5000 tấn thép trong đó 3500 tấn chi tiết tính và 1500 tấn chi tiết động. Cộng với tải trong 2500 tấn. Vận hành hệ thống này tốn năng lượng bao nhiêu.

Không phải cái gì của Thiên hạ cũng lớn hơn của ta. Như số người bị thiệt mạng trong vụ đập Bản Kiều là vô tiền khoáng hậu. Hay vụ di tản người ra khỏi Phnom Penh 1975 quy mô lớn nhất thế giới, vụ sơ tán ở VN trong chiến dịch 1972 đứng hàng nhì.

TranThai said...

Bác Lý,
Nếu xem vấn đề kẹt xe là mối bận tâm của chính phủ thì đây là chuyện của bộ trưởng Thăng, chứ không của riêng quan chức ở một tp nào. Chỉ cần có chủ trương, sau đó đặt hàng các cty trong nước hay liên doanh (5.000 chiếc chẳng hạn) thì họ sẽ nghiên cứu lắp ráp cho một chiếc tuk tuk ngay

Mèo Ú said...

Bác quả trên thông thiên văn dưới tường...địa lý.
Em, ks Mấy xây dựng-xếp dỡ, chạy theo bác chả nủi.
Nay sang hóng nhờ bác dạy dỗ thêm.
Kính bác.

Mèo Ú said...

Em thấy ý tưởng anh Chân Dòi cũng hay và có tính khả thi đấy: Có thể mần một đường vận chuyển kép bằng xe goòng chạy trên ray(có thể là mono ray) từ trên Cao nguyên xuống Cảng biển bằng ngẫu lực là tải trọng hàng. Chi phí để mần đường ray chắc không rốn như làm siêu băng tải mờ năng lực vận chuyển hơn đứt oto.

Lý Toét said...

Trần Thái,

Nạn kẹt xe là vấn đề của địa phương chứ không phải của bộ GTVT. Bộ GTVT lo mạng giao thông toàn quốc, đầu tư tuyến mới, duy tu bảo dưỡng tuyến cũ. Bộ GTVT cũng lo chuyện vận tải hành khách và hàng hóa. Có nhiều việc của bộ GTVT mà họ không làm.

Mèo Ú,

Cái gì cũng có thể làm được nhưng tính kinh tế không cho phép thực hiện nhiều dự án.

Về kỹ thuật cho phép thi công nhịp cầu treo dài 5000m, nhịp cầu cáp 2000m, nhưng trên thực tế người ta chỉ làm tối đa tương ứng 2000m và 900m.

Lý Toét said...

Người ta đã tính toán vận chuyển bằng đường sắt từ đầu. Khi đó ĐBQH Thuyết mới phản biện "độ dốc" không cho phép. Thực tế không làm được đường sắt có lý do khủng hoảng kinh tế, lãi gửi ngân hàng lợi hơn đầu tư đường sắt.

Sau đó, đường bộ riêng, cũng gặp vấn đề lãi suất. Rồi bây giờ là tận dụng đường QL20.

Làm đường gì thì chi phí vận chuyển cũng lớn hơn lợi tức thu được từ khai thác bốc xít.

Mèo Ú said...

Chắc Bác Lý hiểu nhầm ý em, ray hông fẩy ray đường sắt có thể nằm trên mặt cũng có thể treo. Bác tưởng tượng một khối 2 mặt nghiêng, đỉnh khối có quả ròng rọc 2 bên có 2 vật nặng( đoàn xe hàng) nối với nhau qua ròng rọc đóa, Khi xe này đi xuống xe kia ngược lên và ngược lại. Có thể ý tưởng này điên rồ nhưng nhà em lại thấy có thể thực hiện được.

Lý Toét said...

Mèo Ú,

Theo định nghĩa mà tớ được học: Ray là dầm (trên nền) đàn hồi.

Ý của Chán đời là dùng thế năng còn lại để lôi tải trọng (thu cước) từ Phan Thiết lên Bảo Lộc. Nên Chán Đời mới dùng độ dốc 2.5% để chứng minh.