- Người Việt nhập cư vào nước Anh như thế nào
- Đường đến thiên đàng
- Buôn lậu bằng nhạc cụ
Khái niệm tăng trưởng GDP được xuất hiện với tần suất khá cao trên mặt báo. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% đã lấy làm mừng, kinh tế Pháp tăng trưởng âm mà dân Tây vẫn đi nghỉ hè nhiều đến mức kẹt xe kéo dài 800km trên xa lộ. Kinh tế Nhật thì suy thoái đã 20 năm nay nhưng lại là nguồn ODA lớn nhất cho VN.
Trong khi đó, tăng trưởng 5% làm nhiều người lo ngại và đặc biệt kinh tế Trung quốc tăng trưởng ở mức 7% đã bị xem là hạ cánh nặng nề.
Hoặc, VN được xem là xứ hạnh phúc thuộc hàng top ten hoàn cầu nhưng tăng trưởng thuyền nhân vượt biên mới thật ngoạn mục. Thành tích mà cơ quan di trú Úc ghi nhận từ đầu năm 2013 đến nay số người vượt biên trái phép đến Úc đã đạt con số 760 người (so với con số 50 người vào năm ngoái, 31 người vào năm 2011).
Vậy khái niệm tăng trưởng là gì mà có nhiều tiêu chuẩn đánh giá dẫn đến mê hồn trận như vậy.
Tổng sản lượng quốc nội GDP được giới kinh tế gia tính toán bằng tổng số:
1. Chi tiêu của quần chúng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân
2. Chi tiêu của bộ máy thống trị, để điều hành và đôi chỗ có trục lợi
3. Đầu tư hay tiết kiệm, để thỏa mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai
4. Lượng Xuất khẩu trừ đi lượng Nhập khẩu, chỉ là số sách kế toán phù phiếm mà không có ý nghĩa với đời sống. Nhập siêu phục vụ cho mục 1, Xuất siêu đáp ứng mục 3.
Trong 4 khoản cấu thành nên GDP, chỉ có khoản 1 - chi tiêu của quần chúng là thực chất có ý nghĩa. 3 khoản mục còn lại chỉ cần thiết nếu đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng của khoản 1.
Kinh tế Liên bang Mỹ, chi tiêu của dân chúng chiếm hết 80% tổng sản lượng, ngân sách tiêu hết 15-17%, đầu tư khoảng 10%. Phần thiếu hụt đi vay bằng cách bán công khố phiếu hoặc FDI của nước ngoài. Do chi tiêu quá nhiều nên nước Mỹ phải nhập siêu, tiêu thụ nhiều đến mức lố bịch, phúc lợi xã hội không tương xứng với sản lượng và tỷ lệ tiết kiệm/đầu tư thấp giảm cơ hội tăng trưởng.
Nhật Bản và các nước Tân Hưng aka NICs chi tiêu 50-60%, ngân sách tiêu 15% và còn lại là tiết kiệm.
Trung Quốc thời cải cách Đặng Tiểu Bình chi tiêu hết 50% và giảm dần theo đà tăng trưởng kinh tế, đến nay chỉ còn quãng 35%.
Việt Nam thời kỳ Đổi mới chi tiêu hết 50-60% rồi giảm dần theo đà định hướng XHCN, đến nay còn cỡ 25-30%, đầu tư/tiết kiệm cỡ 40-45% và ngân sách chiếm xấp xỉ 30% lại còn bội chi 6-7%.
Bây giờ ta so sánh với Campuchea, nước mới thoát khỏi thảm họa diệt chủng, và đã từng là chư hầu của Việt Nam.
GDP trên đầu người, VN luôn gấp 1.5 lần Kam
GDP đầu người VN so với Kampuchea |
Tổng chi tiêu của công chúng so với GDP |
Hoặc so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của VN với tốc độ tăng thu ngân sách của nó
Tăng trưởng thu ngân sách, đầu tư so với GDP |
Đó mới là bản chất thật của tăng trưởng GDP.
Kỳ tới: Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, Nhập siêu thì không tốt
60 comments:
Ở VN và TQ, các "thánh" hết chém gió về GDP tăng trưởng khủng rồi đến xứ hạnh phúc của Thiên Đường CS.
Chỉ có các "thánh" mới thích sống ở Thiên Đường CS, còn người "phàm" thì ưa sống ở Hạ Giới Tư Bản hơn, hehehe.
He he. Mụ Lý lại bóc mẽ tăng trưởng Lừa và tăng trưởng nước mẹ à?
Con số tăng trưởng ở các nước tốp ten hạnh phúc là động viên quần lao tiếp tục cố gắng, phấn đấu.
Các thông tin bọn thoái hóa, biến chất bỏ trốn chạy ra nước ngoài cần phải giữ kín, tránh gây hoang mang tư tưởng. Khi nào có biện pháp hay bắt được sẽ đem ra xét xử nghiêm minh hoặc tối thiểu nhận 1 tội nào đó vì chạy trốn thôi.
Vửa lại nhận được tin từ bọn kìu đức nhợn là Balan nghèo hơn Vịt ta....Há há lại có cái để lạc quan???
Bác nào biết tình hình Balan cờn fơm giùm. Chứ ngó lên ko được, cố ngó xuống kiếm vài cái để an ủi tấm thân
Vấn đề GDP này bác Lý nói trong nhiều bài trước rồi nên chắc mọi người cũng ít quan tâm nhỉ?Thật ra vnexpress hay báo online bây giờ hay đăng những bài mà đọc tựa người đọc sẽ có tâm lý bực bội, nhưng nó có tác dụng câu view, nhiều đọc gia sẽ rất bực bội nhưng cũng ráng vô đọc để bình luận, cóp pát...Những bài này khi mới đọc tựa đã thấy vô lý và không thực tế...VN hạnh phúc nhất, Dân HN thu nhập trung bình 50tr/tháng, giám đốc kiếm 150tr nhưng chỉ tiêu 3tr/tháng, làm quản lý nhưng ở nhà trọ bình dân 400 ngàn/tháng he he...nhưng tôi đoán một thời gian dài nữa những bài này dần mất đất sống vì cũng có lúc độc giả sẽ thấy chán, chẵng buồn đọc nữa?
Chắc lại là thống kê tụi Lá Cải người nhà B...!!
Đang gần chết vì thuế, thuế đất tăng, xăng có vẻ cũng sắp tăng, thế mà thống kê nói rằng: Kinh tế VN đứng thứ 42, hạnh phúc top đầu thế giới
Muốn tin cũng không nổi
Em chưa hiểu ý "đã từng là chư hầu của Việt Nam". Bây giờ hết rồi sao a?
Tớ không bóc mẽ mà chỉ phân tích cơ sở để lạc quan.
Báo lá cải hay có tiết mục giới thiệu: Quê nghèo, học trò hiếu học, tỷ lệ đỗ đạt cao. Có gì đó thiếu logic, nhỉ.
Tớ cũng không hiểu tại sao bạn lại không hiểu.
VN chiếm Campuchia 10 năm, dựng lên ông Husen->một dạng thuộc địa kiểu mới. Thời gian gần đây thì ông Husen dần thoát ra được, minh chứng rõ nhất là ông xin cho đối thủ CT của mình được về nước, ông này có mối thù với VN sâu nặng, chứng tỏ ông Husen bất chấp ye kiến của VN? Tôi thấy mối quan hệ TQ-VN-Cam giống như TQ-Myanmar-Dân tộc thiểu số Kachy lúc trước he he he
là ai thì cũng đỗ thôi huh bác :-)
Giảm chi tiêu của nhân dân và tăng mức đóng thuế phí thì rõ là đói thối mồm đến nơi.
Hạnh phúc topten mẹ gì mà cứ đói dần thế này.
về mức thuế phí giai đoạn sau 1975 mụ Lý có số liệu không? Mà ở VN thì đã bâu giờ hết đói kể từ khi đời ta có đảng đâu nhỉ?
Thu ngân sách Nhà nước năm 2012 vượt 1 ngàn tỷ đồng so với kế hoạch
Làm ăn trong thời khủng hoảng lãi nhể?
Chi phí trung bình các ngân hàng bỏ ra cho mỗi giao dịch ATM hiện tại khoảng 7.000 đồng - 9.000 đồng nhưng nhằm chia sẻ với người dân trong tình hình kinh tế khó khăn, NHNN đã quy định mức phí rút tiền mặt tối đa 1.000 đồng/giao dịch.
Chia sẻ với nhân dân luôn là câu cửa miệng hữu hiệu. AC nầu ở nước ngoài cồng phơm xem bỏn đế quốc tính phí rút tiền ra sao?
Đế quốc nó thu phí rất nặng đối với việc rút tiền từ thẻ Tín dụng aka Credit Card. Vì từ khi rút tiền khỏi máy, tiền M4 trở thành M0, nợ phát sinh. Còn khi tiêu tiền thì nó về M thấp hơn mà không nhất thiết phải về M0. Vì lẽ đó, thẻ TD chỉ dùng để tiêu chứ không dùng để rút tiền.
Còn thẻ Debit aka Saving Account thì khác, đây là tiền M0 của người ta, được ngân hàng sử dụng biến nó thành thành M1, M2 etc để kiếm lợi. Mà M1, M2 etc là bội số của M0. Ngân hàng kiếm được vô số lợi từ tiền nhàn rỗi của khách hàng.
Đơn giản hơn, khách hàng giao dịch rút tiền tại phòng giao dịch của ngân hàng, có thu phí không. Nếu đòi thu phí, người lĩnh lương chỉ đơn giản đòi kế toán phải trả đúng số tiền mặt theo hợp đồng lao động.
All right?
Hunxen nào đã thoát được...! mà tên Sam Rainy trở về tranh cử kia...!
Bác Lý có kiến thức rất rộng và chi tiết ở nhiều lĩnh vực đó, riêng về việc lãnh lương hình như trưởng phòng hành chánh nhân sự có tiền lại quả từ ngân hàng mà công ty mở thẻ chi trả lương cho nên sẽ có thiên lệch?
Xin hỏi Bác Lý một câu ngu: Vàng độc quyền SJC ở xứ Lừa khi mang ra nước ngoài có bán được không Bác, có được ngân hàng quốc tế công nhận không ?
Vàng thật thì phải bán được chứ, tại sao không.
Nhưng bán được với giá quốc tế, chứ ko phải của VN :D
Cụ Lý, theo như biểu đồ thì tăng trưởng thu ngân sách nhiều hơn là tăng trưởng gdp do thu từ tiền tích cóp của dân, tăng trưởng chi ngân sách gần giống thu ngân sách, vậy lượng tiền chi ngân sách phải chăng được chuyển ra nước ngoài nên làm chênh lệch tỉ lệ tăng trưởng thu ngân sách và gdp?
Số liệu Cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2013 cho biết 514.836 tỷ đồng là thu nội địa.
Trong khi các doanh nghiệp dụng rơi nhiều để đạt và vượt chỉ tiêu thu nhẽ phải tăng thuế và các loại phí mang tính chất thuế hay sẽ chỉ tăng giá xăng là ngon ăn hở mụ Toét?
Vàng SJC vẫn bán được theo giá quốc tế, vướn đề là ai được quyền làm giá để nó chênh lệch so với thế giới.
Dân thường đâu có buôn được hàng này.
Theo tôi thì không hẳn thế, nó tùy vầu sức khỏe và ảnh hưởng của bọn bank thôi. Trước tăng trưởng tín dụng mạnh thì mở thẻ, giao dịch nội ngân hàng, rút tiền đều miễn phí.
Khó khăn thì dùng lá cải vận động trước rồi làm luật mà thu thôi.
Phân loại thu nội địa, thu xuất nhập khẩu và thu từ dầu là cách thống kê điếm. Tất cả đều là thu nội địa hết. Xăng do người tiêu thụ trong nước cũng phải đóng thuế nhập khẩu. Dầu khai thác ngoài biển với danh nghĩa nước CH XHCN VN.
Thu không phải nội địa thí dụ như thuế đánh vào lợi tức của bầu Đức kiếm được bên xứ Miến.
Nguồn thu thuế xăng rất ổn định do xăng là nhu cầu siêu thiết yếu. Người ta có thể ăn trứng thay cho thịt nhưng không thể đổ nước lã thay xăng. Tiêu thụ xăng chỉ giảm khi chi phí mua xăng chiếm 1/2 thu nhập.
Bạn nói rõ hơn chút được không.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng không bao giờ miễn phí. Còn về chuyện thu phí thẻ debit, tớ đã nói ở đây Máy ATM đem lại lợi ích gì?
Những khoản thu đánh trên các khoản lợi tức đầu tư nước ngoài của VN nhẽ không được nhiều?
Việc chi tiêu của dân chúng cao như bên Cam (chiếm tỉ trọng lớn trong GDP), phản ánh sức mua hay việc không lo lắng về sự mất giá của đồng tiền.
thế nên nhẽ tăng trưởng GDP của VN có vầu khoảng 8% trong các năm tới hoặc tăng tới 3000$/người/năm cũng không đồng nghĩa với mức sống của dân chúng tăng có phải mụ Toét?
Xăng tăng thêm 460 đồng/lít ngày hôm kia cũng góp phần tăng trưởng GDP (?), nhưng mức sống của người dân sẽ giảm xuống? Đó có phải là bản chất tăng trưởng GDP của Việt Nam?
--
Có chỗ này tôi thắc mắc, anh Lý. Bài anh nói Cam vừa thoát diệt chủng. Thực sự tôi cứ đắn đo mãi cái từ diệt chủng này. Nếu chiểu theo định nghĩa genocide, thì những vụ như cải cách ruộng đất của ta có phải diệt chủng không? Rõ ràng là chính phủ đã cố ý thủ tiêu cách hệ thống một nhóm lớn dân chúng vì mục đích chính trị (political group - nhóm chính trị). Cam cũng vậy, Polpot giết người có chủ đích, dù phần lớn quần chúng Cam chết trong các trại lao cải. Tại sao vẫn có người cố chứng minh rằng tội ác của Polpot ở Cam không phải diệt chủng? Hay là vì số người giết không đủ nhiều? Vậy giết cố ý và có hệ thống bao nhiêu người sẽ được coi là diệt chủng?
Chuối,
Mức sống của người dân không đồng nghĩa với tăng trưởng
Kinh tế Kam trao đổi bằng 3 đồng tiền một lúc: đô la, riel và đồng. Dân Miên lãnh lương bằng riel, tiêu bằng đô và trao đổi bằng đồng.
Ngân sách của Chính phủ Miên chỉ bằng 2/3 chi tiêu của họ nhưng họ không bị thâm hụt do nguồn viện trợ nên họ không phải in tiền để gây ra lạm phát.
Bài tới tớ sẽ trình bày hiểu nhầm thứ 2: Thâm hụt mậu dịch aka cán cân thương mại càng thâm hụt làm giảm GDP nhưng dân càng được hưởng lợi.
Mai,
Xăng tăng giá không làm tăng trưởng GDP trực tiếp nhưng lại tăng thêm nguồn thu từ dầu hỏa ngoài khơi.
Diệt chủng bên Kam là đúng nhưng mức độ bị thổi phồng. Sự cưỡng bức lao động để xây dựng CNXH là có thật, và số người chết trong các trại lao cải là đáng kể. Còn tù nhân chịu nhục hình thì họ không bằng VN đâu.
Khác biệt của Cộng sản Kamphuchea là ở chỗ họ tích cực xây dựng CNXH cho dân Miên theo lối tả khuynh aka đốt cháy giai đoạn. Còn VN là xây dựng cơ đồ của đảng Cộng sản bằng sức lực của cần lao ngoài đảng.
Xăng lại tăng giá, đúng thật muốn tẩn nhau quá:
[img]https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/q71/1069955_506480849424053_1096658831_n.jpg[/img]
Chào các bác, xu hướng hiện nay là lập starup và nhận đầu tư từ venture capital đó...xu hướng này chỉ mới bắt đầu đi lên và chưa được nửa đường. Tất nhiên sẽ có lúc giống như vụ Dot com sập tiệm vào năm 2000 nhưng từ đây đến đó chắc còn xa...
Dư luận báo chí mấy hôm nay không có việc gì để làm: Phê bình quyết định ưu tiên cho Bà mẹ VN anh hùng. Ở nước ngoài 100 tuổi còn thi lấy bằng lái xe, Bà mẹ VN anh hùng đi thi đại học thì lấy gì làm lạ. Không lẽ BMVNAH lại thua những bà già ở xứ khác. Xin đừng khi dễ BMVNAH.
Đây 105 tuổi thi bằng lái xe http://tinngan.vn/105-tuoi-van-thi-do-bang-lai-xe-oto_29-162-381154.html
100 tuổi thi chạy marathon http://phunutoday.org/suc-khoe/nguoi-cao-tuoi/100-tuoi-van-thi-chay-ma-ra-tong.html
Các bạn có để ý cả tháng nay, toàn bộ hệ thống chính trị được huy động để "chống cá tầm nhập lậu" không. Hiện tượng này cũng na ná hiện tượng tuy không đình đám bằng cá tầm nhưng cũng đáng kể. Đó là vụ kiện DN inox nào đó bán phá giá.
Theo phỏng đoán của tớ: chẳng có ai nuôi cá tầm ở VN cả, hoặc có nuôi giống như nuôi trong tiệm ăn. Có cơ sở nào đó tính độc quyền nhập cá tầm từ TQ. Vì lợi nhuận siêu ngạch nên cá tầm tiểu ngạch len lỏi được nhập. Buôn cá tầm lãi đến mức có thể vận chuyển bằng máy bay mà vẫn lời tốt.
Báo lá cải có nhiều điều vô lý như rửa cá tầm, ăn cá tầm không có nguồn gốc xuất xứ thì đọc hại cho người tiêu dùng...thật ra tôi thấy dù nuôi ở Vn thì nông dân cũng cho cá ăn thức ăn có nhiều hóa chất độc hại. Về tính kinh tế thì ai cũng thấy nhập về bán sẽ có lợi hơn nuôi ở đây, ở VN độc trên lá cãi thấy có công ty chuyên nuôi cá tầm để lấy trứng, công ty đó nói rằng lấy trứng bán riêng, còn thịt thì bán cho các nhà hàng riêng, tôi nghĩ dạng cá nuôi lấy trứng thì thịt lúc đó ăn rất dỡ(cá càng lâu năm thì trứng càng có giá trị) không giống như cá nuôi chỉ đẻ lấy thịt?
Ở VN suốt ngày bị cuốn vào những chuyện ba lăng nhăng. Dân ta rất thích sôi sục vì những chuyện không liên quan tới mình
Ở Sapa cũng có trại nuôi cá tầm, cá hồi. Tôi không biết xuất xứ từ đâu nhưng đắt lòi mắt.
Tháng trước ăn 1 con cá hồi 7 cân, không đồ uống (chúng tôi tự mang) hết 5,5 triệu.
Thật điên rồ.
Ăn có thấy ngon không bác? tôi không thích dạng cá béo đó lắm, kể cả các món cá susi tụi Nhật lùn hay ăn he he
@ Sang,
Ai lại lên núi ăn hải sản bao giờ...!! Cái hành động điên rồ nên dẫn đến hậu quả như thế, kêu ai.!
Mấy tỉnh miền núi phía bắc toàn tăng trưởng trên 10% một năm, chả mấy mà nhân dân lao động nghèo ở đó sắp hưởng cuộc sống trên thiên đường rồi ha ha
Tôi ăn cá hồi chả thấy gì là ngon, dù trên Sapa không phải lần đầu.
Đôi khi vài thứ ta làm chỉ theo mốt hay phong trào thôi.
Trang này thì bảo đang xuất siêu các tháng đầu năm 2013
Nhưng bên Economy lại bẩu ngược lại Có nguyên nhân do từ vài ba tháng nay Việt Nam đã chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu, với dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trong khung kế hoạch 2014)
Biết tin bên nào mụ Toét?
Ai nói cũng đúng cả
[img]http://www.tapchitaichinh.vn/Uploaded/tranngocanh/2013_06_19/image001.png[/img]
Chuyện cá hồi thì dân ta lại không quan tâm nhưng lá cải quan tâm kịch liệt. Liên tục 2 tháng nay ngày nào cũng có bài về cá tầm. Hẳn họ không vì quyền lợi của quần chúng mà chỉ muốn lôi kéo quần chúng vào việc ăn cá "sản xuất tại VN" với giá cắt cổ.
Tớ lại nghĩ giá cá như vậy là rẻ
Cá thành phẩm lên bàn ăn 500k/kg
2 triệu tiền khui rượu.
Tớ lại thấy tăng trưởng 10% là thấp. Hãy nhìn vào tài sản của cán bộ mới thấy.
Sao lại ăn theo phong trào. Sao lại ăn nếu nó không ngon.
Tất cả 26 Bộ Ngành đều có các Chính sách chăm lo tới đồng bào các Dân tộc . Hàng năm , đối với các Hộ nghèo được Hỗ trợ 70% , còn các Hộ thoát nghèo được Hỗ trợ 30% . Ta nói Miền Núi tăng trưởng 10% có nghĩa là mức Hỗ trợ năm sau cao hơn năm trước . Thật là lạ , ko hiểu làm sao , Miền Núi được sống trong bầu trời Độc lập , Tự do đã hơn nửa Thế kỷ rồi , được thụ hưởng ko biết bao nhiêu là ánh sáng của các Nghị quyết , đường lối đúng đắn và sáng suốt , mà sao vẫn còn nghèo đói mãi vậy ta ?
Cá hồi Sapa là đặc sản, gỏi cá hồi rất ngon và bổ, em cũng nghĩ như bác Lý, 7kg chứ có ít, chả đắt đâu.
@ bác Sang
Cá hồi file ăn khoảng 100 đến 200 gam/suất là được rồi. Trung Tướng mỗi lần ăn chỉ quãng 80 gam đấy thôi! Đận đi Tây Bắc, bữa tối em ăn mấy miếng cá hồi (gỏi và tẩm bột chiên) ở Lào Cai thấy rất ngon; hôm sau lên Sapa lại gỏi cá hồi là em xin kiếu!
Coi cho+i chuye^.n xăng xu+' My~ (chuye^.n ho+i cu~)
Who Benefits From High Gasoline Prices?
Khác biệt căn bản là:
Phân phối xăng dầu ở Mỹ là cạnh tranh nghiêm túc còn ở VN là độc quyền. Phân phối xăng dầu ở VN là chính sách.
Dear thầy Lý,
Ở xứ Lừa ngày càng khó làm ăn, sinh sống. Thầy vui lòng viết một bài về cách thoát khỏi xứLừa.
Xin cám ơn.
Đơn giản nhất là con đường hôn nhân
Thứ nữa là con đường việc làm
Cuối cùng là đầu tư
Ở VN rút tiền thẻ tín dụng cũng bị phí rất cao. Ở đây thì phí rút tiền credit card cũng cao cả. Nhưng ít quốc gia tính phí rút tiền local debit. VN thì tính hết.
Hình như chưa. Nếu thu phí người ta sẽ lãnh lương ở phòng kế toán. Phí thẻ thường niên đã 100 ngàn rồi, cái này thì vô lý.
Mình thấy bài này bác Lý viết rất hay, tuy nhiên còn 1 vấn đề mình muốn nói thêm là về cách tính GDP của VN. Ở Vn ta cách tính GDP không thực sự rõ ràng, mọi số liệu do tổng cục thống kê tính toán và thông báo.Tuy nhiên số liệu của các cục thống kê tất cả các tỉnh thành lại cao hơn số liệu trung bình của cả nước.Điều này chính ông Đổ Thức, cục trưởng cục thống kê cũng thừa nhận.
do đó theo mình GDP tăng giảm thêm vài % còn do yếu tố khác tác động lên, khi nhà cầm quyền muốn dân chúng cứ yên tâm là chúng ta vẫn tăng trưởng đều.
text
Bài của bác Lý là gợi ý cho báo D viết bài nè, ai bảo là ý tưởng hay ko được quan tâm?
Kai,
Tớ chỉ ủ mưu cho B chứ có kêu gọi ai đâu. Những gì tớ nói, trước sau B cũng công bố.
Như bác Lý nói, nhuận bút để không đăng cao gấp 20 lần nhuận bút đăng bài...
http://nld.com.vn/20130909065059172p0c1019/bat-truong-van-phong-bao-kinh-te-nong-thon-tai-nghe-an.htm
..."Doanh nghiệp này có trụ sở ở Hà Nội, đang đầu tư một số dự án tại Nghệ An. Được biết, trước đó, phóng viên này đã yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền để dừng viết bài về một công trình của đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Post a Comment