Wednesday, August 7, 2013

Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, nhập siêu thì xấu


Trước đây, hồi thập niên '80 của thế kỷ trước, có thành ngữ "Bao giờ cho đến ngày xưa", như là một mơ ước đến đời sống mới cách đó vài năm. "Ngày xưa" để ám chỉ thời kỳ trước đó 10 năm, thời kỳ sống nhờ vào nhập khẩu từ các nước anh em XHCN, chủ yếu từ Trung Cộng.  Từ cây kim, sợi chỉ cũng từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa XHCN anh em.

Bài trước: Những khái niệm bị hiểu lầm: 1 tăng trưởng GDP

Báo chí ta thường nói đến nhập siêu như là một bất lợi và xuất siêu như là một thành tích đáng tự hào. Thực tế đời sống đa số quần chúng lại không phải như vậy, mà có thể ngược lại.

Sự sung túc của mọi tầng lớp nhân dân được thể hiện bằng chi tiêu của họ. Thông thường, những gì "thừa" thì được xuất khẩu và nhập khẩu những hàng hóa thiếu hoặc chưa sản xuất được hoặc vì giá trong nước cao hơn giá nhập khẩu.

Xuất khẩu là bán hàng hóa trong nước thu được ngoại tệ để tiết kiệm. Còn nhập khẩu là ta bỏ ngoại tệ ra để mua hàng hóa về tiêu thụ trong nước.

Để thúc đẩy tăng trưởng các nhà nước đều thống nhất dùng các biện pháp sau:
1. hoặc tăng thuế hay thu NSNN
2. hoặc tăng mức đầu tư
3. hoặc tăng tiêu dùng
4. hoặc tăng xuất khẩu
hoặc kết hợp các biện pháp trên

Nhà nước Việt Nam chủ trương tăng trưởng bằng tổng hợp các biện pháp (1), (2) và (4). Cụ thể là

- Thuế năm sau tăng hơn năm trước, bình quân tăng trưởng thu NSNN khoảng 20%
Tăng trưởng thu ngân sách so với tăng trưởng GDP

- Cố gắng đầu tư bằng mọi giá thí dụ khuyến khích đầu tư BĐS trong những năm qua; bóc đường nhựa làm đường bê tông xi măng hiện nay
Tăng trưởng đầu tư so với tăng trưởng GDP

- Giảm nhập siêu và tiến tới xuất siêu
Giảm nhập siêu, lần đầu tiên xuất siêu 2012

Trong 4 động lực tăng trưởng, có 3 yếu tố tăng nhanh hơn sự tăng trưởng GDP chung. Tất yếu, yếu tố tiêu dùng của toàn dân phải giảm xuống tương ứng.
Đời sống sút kém cùng với thành tích phát triển kinh tế

Đời sống của nhân dân thường đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước. Những năm nào nhập siêu càng nhiều thì năm ấy đời sống dân ta càng sung túc.

370 comments:

1 – 200 of 370   Newer›   Newest»
Dương Thường Trực said...

Hay quá,

mụ Lý cứ giải ảo thế này thì mấy con vẹt Hà Nội vỡ mồm

Dương Thường Trực said...

Mụ Lý nói, "sự sung túc của nhân dân thể hiện bằng chi tiêu của họ" hết trích....!!

Tớ đang thắc mắc trường hợp Hy Lạp (1 điển hình), bỏn tiêu nhiều quá...nên giờ chắc cũng ko "sung túc" cho lắm

Linda Chow said...

Cụ lại lẩm cẩm nữa rồi he he he...sao cụ có thể lấy một đất nước phải nói là làm biến nhất thế giới ra làm ví dụ??? dân Hy Lạp làm biến nhất châu Âu, chỉ làm có 4 ngày một tuần (6,7,cn nghỉ) sống chủ yếu nhờ dịch vụ du lịch...khuyến khích tiêu dùng ở đây phải là làm nhiều và nên tiêu nhiều như Mỹ chẳng hạn...một nền kinh tế gọi là organic. Người VN không làm biến nha các cụ, chỉ là không có việc gì để làm..khác nhau xa lắm

Dương Thường Trực said...

Ai bẩu không có việc, dù có việc vẫn chết như dạ....vì thuế và phí..

Thanh said...

Thưa bác Lý, Sự cấu thành của tồng cầu gồm có 4 yếu tố: Chi tiêu hộ gia đình (C), đầu tư tư nhân (I), chi tiêu của chính phủ (G), và xuất khẩu ròng (NX). Nếu xuất cảng nhiều hơn nhập cảng thì thặng dư và ngược là là thâm hụt. Giả sử, người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp trong nước thay vì nhập khẩu thì sẽ làm tăng sản lượng và khi tăng sản lượng thì sẽ tạo ra việc làm, thu nhập rồi thu nhập lại tạo ta chi tiêu cho tiêu dùng, tiết kiệm và chi tiêu đầu tư, và cuối cùng là làm tăng GDP. Còn cụ thể lợi hại cho mỗi ngành nghề, thì có lẽ phải biết cụ thể là xuất cái gì và nhập cái gì và xuất nhập khẩu cũng còn phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp và chính sách tiền tệ của chính phủ nữa. Vì vậy, về tổng quan thì nhập cảng nhiều hơn xuất cảng là không tốt cho nền kinh tế.

Lý Toét said...

Dear all,

Các bạn đọc lá cải nên hình dung xứ Hy Lạp nó nghèo lắm. Sự thực thì GDP đầu người có nó gấp hơn 10 lần VN. Nên nhớ, thu nhập gấp 2 lần là đã ở 2 đẳng cấp xe máy và xe hơi rồi.

Trong đó, cấu thành chi tiêu trong GDP của Hy Lạp gấp 2 lần VN. Chưa kể GDP của ta được xây dựng nên bằng cách phá huỷ môi trường.

Các bạn hẳn nhớ công ty Zulig Pharma thâu tóm gần như trọn vẹn thị phần thuốc tân dược VN. Nó là một công ty con của một công ty Hy Lạp thuộc gia đình Onasis.

Xứ Hy Lạp không cần sản xuất công nghiệp, nó chỉ sống nhờ vào dịch vụ tàu biển và du lịch. Đội thương thuyền của Hy Lạp có thể nói là lớn nhất thế giới.

Sau khủng hoảng 2008, 2 ngành bị ảnh hưởng lớn nhất là vận tải biển và du lịch.

Dân Hy Lạp vốn làm đến đâu tiêu hết đến đó mà không thèm để dành. Khủng hoảng kinh tế giảm thu nhập nhưng họ vẫn kiên quyết giữ chi tiêu theo phong độ cũ. Không nợ mới lạ.

Tớ chỉ kể vài nét chấm phá về Hy Lạp.

Lý Toét said...

Kinh tế là gì nếu không phải là đời sống của người dân. Trên kia tớ đã nói: Mức sống của người dân từ 2007 đến nay ngày càng giảm trong khi kinh tế vẫn tăng trưởng.

Còn về thặng dư hay thâm hụt XNK như bạn nói chỉ là cán cân thanh toán. Buôn bán ngoại thuơng đều sòng phẳng mua đứt bán đoạn, không ai bán chịu cho ai bao giờ.

Thâm hụt trong Cán cân thanh toán của VN đã có khoản kiều hối và FDI cân bằng rồi.

Trở lại công thức GDP=C+I+G+(X-M)

Trên kia tớ đã phân tích, cả 3 khoản I, G và (X-M) đều tăng nhanh hơn tốc độ tăng của GDP thì C phải giảm mạnh là đúng rồi.

Mặt khác, nếu cố định I, G và GDP thì nhập siêu là khoản gây ra giảm GDP lại có tác dụng làm tăng C.

Unknown said...

mụ viết bài nào cũng sâu và là B bị khoá mõm.
để hiểu 1 phần hilap aka greece, xem phim my life in ruins , 1 phim hài đáng xem vào dịp cuối tuần để hiểu đất nc thần thoại hơn. tui ủng hộ 1 cải cách có thể làm cho tui và người bần nông cụ thể là cha mẹ mình bớt khổ, ngc lại đến 1 lúc vỡ bờ thôi.

Unknown said...

những ai đọc blog của cụ lý thì hiểi tại sao đấu 50 tấn vàng cũng hết, thậm chí gấp nhiều lần cũng hết. sang nay đọc lá cải biểu ko rõ lý do, hài quá

Unknown said...

cụ thể ông nguyễn chí hiếu biểu khó dự đoán, thì tay đánh máy dật tít vàng tiếp tục giảm.

King Filter said...

Nhờ mụ Toét giảng thêm về Zuellig Pharma đi.

Qua gúc thử thấy nó bảo thành lập bên Philippines, sau này không biết như thế nào.

Một người bạn thì bảo giờ ZP của Thụy Sĩ.

Lý Toét said...

Tớ không trực tiếp, nhưng bạn tớ trước đây làm cho nó về lãnh vực y khoa. Năm tháng có thể có những thay đổi, cũng là chuyện thường trong giới tài phiệt.

Lý Toét said...

Có thể thành viên Simacai biết chuyện này, thử hỏi y xem.

Lý Toét said...

Chủ đề này tớ đã viết trong bài Làm thế nào để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Một số thành viên nên Quán Bựa đoán mò rằng hết thời hạn 30/6 giá vàng sẽ bằng với giá thế giới.

Linda Chow said...

Những bài viết của bác Lý lúc nào cũng có nhiều giá trị, tôi biết đến blog Lý Toét qua Blog của BS HH, lúc đầu mới đọc cũng thấy bực mình, Blog Lý Toét lại còn refer tên AHTT quá nhảm nhí he he he...nhưng bây giờ tôi chỉ theo dõi hai blog này. Tôi có giới thiệu cho nhiều người nhưng phần lớn không theo dõi???

Linda Chow said...

Nhân ngày 88 chúc Blog bác Lý ngày càng Phát Phát nhé...mong sẽ có lúc Blog của bác có lượng view đông hơn xvideo he he he

uyeen said...

Dân Hy lạp ăn một tô cơm tú ụ, con chó của nó (pet) cũng được ăn 1 tô cơm bự, khi mà tô cơm của con chó bị ít một chút thì tụi nó la sum sùm. Dân VN ăn chén cơm tí tẹo, con chó (pet) đứng cạnh chờ chủ nhả cục xương để ăn chứ có cơm đâu. Khi mà không còn thịt thì chủ ráng nhai xương (giành phần của chó), chó tìm cái khác mà ăn. Còn nửa chén cơm thì cũng là còn cơm mà, thấy sướng gì đâu, hehe.

Lý Toét said...

Thế mà báo đảng định hướng thế nào đó để hiểu rằng Hy Lạp và Síp rất nghèo. Nhiều người nói chuyện với tớ còn tỏ ra thương hại dân Hy Lạp một cách rất trịch thượng.

Lý Toét said...

Tớ biết, cá nhân không thể làm bùng nổ được. Blog này chỉ như cái kíp, thuốc nổ là ở các bạn đọc.

Simacai said...

Mời mụ đầu lọc gúc kết luân thanh tra số 818 ngày 12/4/2013 của TTCP kết luận về quản lý dược của bộ y té để rõ hơn về thằng ZP này. Chỉ biết rằng TTg có chỉ đạo thanh tra ZP từ năm 2009 nhưng đến khi có kết quả thanh tra trên mà bộ y té vẫn chưa có có báo cáo kết quả, kết luận về ZP.

Anonymous said...

Tăng thuế để thúc đẩy tăng trưởng hả bác Lý, chỗ này bác lý giải rõ hơn cho em một tí được không.Ở đây nếu tăng các loại thuế suất của doanh nghiệp thì không thể nào thúc đẩy tăng trưởng được vì sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản, dừng sxkd vì không có lãi.

Lý Toét said...

Tớ đâu có dạy lý thuyết, tớ chỉ mô tả số liệu thu ngân sách tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, và bội chi quãng 5% nữa. Khoản chi này vừa là Công chi vừa là Đầu tư công, cả 2 đều đóng góp vào tăng trưởng GDP.

Còn tăng thuế suất hay không không thuộc phạm vi của bài này.
Lẽ ra, bội thu ngân sách như thế NN phải chia sẻ với quần chúng bằng giảm thuế, để quần chúng tiêu xài nhiều hơn, là phương thức mà bài viết này muốn nói tới.

Lý Toét said...

Băng Nam Định mạnh mẽ nhể. Mạnh ngay cả khi cụ Chủ tịch quốc hội "chân phanh chân ga" đã về hiu cả chục năm.

Anonymous said...

Có thể nhà cac cụ nhà ta lý giải rằng mục đích tăng thuế để kích thích , tạo động lực để các doanh nghiệp phải mở rộng đầu tư sản xuất hơn nữa. Như bắt chúng nó đói để tự chúng nó mò đi kiếm ăn vậy, hêhe.Bác Lý có facebook không,cho phép mình follow để xem nhé.

Lý Toét said...

Tớ phải thông báo để mọi người đừng hiểu nhầm. Một nhân vật bình luận chính trị đang hot hiện nay là TS Phạm Chí Dũng trả lời RFA nói rằng: Lợi ích nhóm mới có từ 2011.

Sai rồi nha. Lợi ích nhóm có từ 1930 lận. Nhà cầm quyền che dấu hành động của họ trước dân tức là đã vì lợi ích nhóm rồi. Còn lợi ích nhóm về kinh tế nó có từ thời 45-46.

Hẳn các bạn ai cũng biết đến "tuần lễ vàng". Vàng này đem lại lợi ích cho ai. Vàng này hối lộ cho quân Tàu Tưởng để bỏn rút về nước. Đổi lại, bọn Tàu "để lại" những món vũ khí tịch thu được của quân Nhật. Vũ khí này được trang bị cho Việt Minh. Và sự bội ước đối với Tạm ước 14/9/1946 đồng thời giải tán luôn Quân đội quốc gia của Chính phủ Liên hiệp 1946.

Lý Toét said...

Đúng ra là bội thu ngân sách. Thông thường chỉ tiêu tăng trưởng thu ngân sách tương đương với tăng trưởng GDP. Nhưng khi bội thu, CP còn chi bạo hơn cho những dự án đầu tư công và chi xả láng cho lễ hội.

Tớ không thường online nên không dùng facebuk.

Lý Toét said...

Đồng chí TS còn mắc phải một sai lầm cơ bản đó là: các sự kiện tăng giá xăng, giá điện là do lợi ích nhóm gây ra.

Sai bét rồi ông ơi. Kinh tế như thế này, doanh nghiệp xuất được hóa đơn đỏ là may rồi, chứng tỏ nó còn tồn tại, mong gì thuế thu nhập DN. Thất nghiệp thực tế tăng nghĩa là nguồn thu thuế TN cá nhân cũng mất. Không tăng giá xăng giá điện thì lấy đâu ra tiền cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước.

Linda Chow said...

Chuẩn không cần Chỉnh đâu rồi, vô phản biện đi chớ...

Anonymous said...

theo định nghĩa của bác lý thj mình nghĩ lợj jch nhóm có từ khj xã hộj loàj người bắt đầu hjnh thành.chj có đjều hình tháj,quy mô và mức độ ảnh hưởng tùy vào từg gjaj đoan,từg hjh tháj xa hộj mà khác nhau.

Lý Toét said...

Bạn nhầm lẫn rồi. Một đằng được cả xã hội điều chỉnh. Đằng này, cả xã hội biết mà không làm được gì chúng nó.

Thành Lợi said...

À há bác cần chỉnh vô giúp vui văn nghệ đi bác. Có bác cần chỉnh vô là nhà chú Lý sôi động hẳn lên. hehe

Lý Toét said...

Có vẻ như mọi người kém hào hứng về kinh tế Thường thức nhỉ. Những hiểu biết này có lợi ích thiết thực tới mỗi người, biết để điều chỉnh các hành vi kinh tế.

Unknown said...

Nếu kinh tế vẫn bết bát, liệu có khả năng đổi tiền không bác Lý ?

Linda Chow said...

Nhiều người chỉ muốn biết ngay là ngày mai hoặc năm mười phút nữa giá vàng sẽ tăng hay giảm, dollar index sẽ ra sao...chứ ít ai chịu bỏ vài năm để học hỏi tổng hợp thông tin từ những kiến thức rãi rác khắp nơi như vầy.

Anonymous said...

mình đơn cử như thời vua hùng bộ máy nhà nước được chja thành 15 bộ do các lạc tướng lạc hầu nắm gjữ.mỗj bộ quản lý một măt nào đó gjả sử đê điều.sẽ có các đốj tượg đc lợj nếu quốc khố đươc chj để lo đê đjêu thủy lợj.thj chắc chắn về mặt nguyên tắc không khác xã hôj ngày nay là bao.và sẽ xuất hjên káj như bác nój.dân chúng bjêt nhưg ko làm j đc.

Anonymous said...

mình thấy về khái njem nay wiki đjnh ngja khá chjh xác ."Nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức
cùng chia sẻ một mối quan
tâm chung và cùng nhau thúc
đẩy các mục tiêu đó bằng
cách tác động vào các chính sách của chính phủ[1]. Là những nhóm vận động hành
lang hay cửa hậu (lobby) để
tạo ra hay thay đổi những
luật lệ và cách thực thi có lợi
cho phe nhóm mình, nhằm
tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng" còn về sư xuat hjên của loj jch nhóm mình vẫn gjữ quan đjểm tư khj xuất hjên chjh phủ,nhà nước đã có và bất cứ xã hộj nào kug ko loaj bỏ đc trừ phj tjến đc tớj gjaj đoạn cộng sản nguyên thủy

Lý Toét said...

Các bạn chỉ muốn có tin tức "nội gián" nóng sốt mà không muốn động não. Tớ thật, ngay cả 1 thành viên của BCT cũng không quyết định được việc thay đổi tỷ giá hay những chính sách cụ thể khác.

Nghiên cứu kinh tế không thể đoán hay bói được một biến cố kinh tế nó xảy ra vào ngày nào. Nhưng ta biết được xu hướng thì sẵn sàng chống đỡ hoặc tạo ra cơ hội cho mình.

Việc đổi tiền, tớ đã nói rồi, không thể xảy ra khi chế độ này còn. Mà chế độ này tồn tại ít nhát cả trăm năm nữa.

Trước đây đổi tiền để làm gì. Sau khi chiếm được vùng đất nào đó như Hà Nội hay Sài Gòn, đoàn quân giải phóng đâu có tiền để xài, trong khi bọn thất trận lại đầy tiền bạc và của cải. Phải làm gì đây các bạn.

Còn ngày nay ai là người có tiền, ai là người có quyền. Các bạn tự suy nghĩ nhé. Ngay cả lạm phát cũng có thể làm sụp đổ chế độ, đổi tiền còn ghê hơn thế.

Anonymous said...

Mình nghĩ nếu có tồn tại thì cũng phải thay đổi bác Lý ạ. Tình hình dân chúng nhận thức khác xưa nhiều lắm rồi, lớp trẻ cũng vậy.Cứ xem số lượt like của page Nhật Ký Yêu nước và Page HGPĐ thì so sánh được.Tuy rằng cái ý chí đấu tranh, vượn lên của người Việt đã mất từ lâu, thay vào đó là sự ù lì, thỏa mãn, tự thủ dâm tinh thần nhưng mình nghĩ trong vòng 5 năm tới thôi cũng sẽ đến lúc nội bộ ĐCS phải thay đổi.

Lý Toét said...

Tra cứu hàn lâm thì đừng dùng wiki. Ở đây, ai đó cũng có thể sửa thông tin bất kỳ lúc nào.

Tớ đã nói rồi, lợi ích riêng tư là quy luật nhưng vấn đề là ở đâu đó người ta ngang nhiên làm chuyện đó mà không ai làm được gì.

Lý Toét said...

Đấu tranh với chính mình chưa xong, thì đấu với ai. Chỉ cần mỗi người biết mình là ai, tin vào cái gì, không tin vào cái gì.

Suy Thoái said...

con chim còn biết chọn phương trời mà trú, tốt nhất là tìm nơi trốn khác nếu cảm thấy quá nhọc nhằn với VN thôi

Anonymous said...

Mình tra cứu bất cứ nơi đâu và mình đọc cái nào mình cho là có lý.Thank bác Lý.

Anonymous said...

Đúng như bác nói, bản thân tôi, bác và tất cả những người đọc blog này, chúng ta cũng không thắng được nổi sợ trong bản thân mình .Nên sẽ không hi vọng được ở một biến cố lớn lao nào, nhưng mình vẫn nghĩ sẽ đến lúc nội bộ ĐCS phải thay đổi để tồn tại. Như TQ vậy họ dần dần cũng sẽ vứt cái tư tưởng Mac Le vào sọt rác.

kientrantruong@gmail.com said...

bạn suy thoái lạc quan lên đi chứ, tôi nghĩ đến sự tích cực đang sắp sửa đến gần ...haha.1là gia nhập tpp, 2là thoát khỏi sự lệ thuộc Trung khua, 3 là chơi với lại Hoa Kỳ va la một trong các thành viên tpp thì phải tự do dân chủ về mọi mặt ...sương nhi. Bằng mọi giá phải gia nhập để cứu chữa nền kinh tế đang đến lúc cận đáy, hãy lạc quan lên nào

Củ Chuối Tây said...

Aha..nhẽ bi quan tốt hơn lạc quan lúc này Trần Kiến Thức.
TPP thì VN được hưởng lợi nhẽ chủ yếu từ da dày và may mặc.
Thoát khỏi lệ thuộc TH là thoát khỏi điều gì? Kinh tế bớt phụ thuộc hay ý thức hệ ?v.v
Chơi với Hoa Kì ư? Lạc quan tếu rồi nhá.

Củ Chuối Tây said...

@ Tapchicaibe:

Người ta đã bao giờ thực hiện Mac Le ở xứ này mà mong vứt bỏ nhỉ?

Anonymous said...

Mình nghĩ không phải là không thực hiện mà là thực hiện một cách không đầy đủ, điều 4 hiến Pháp cũng là một điểm trong luận cương của Mác.

Anonymous said...

Tại sao không lạc quan được nhỉ, 2018 VN sẽ phải thoát khỏi nền kinh tế phi thị trường theo kí kết WTO và thuế suất nhập khẩu sẽ phải giảm theo đúng cam kết. Còn về TPP bạn Gió Chuối nói lợi nhẽ chủ yếu từ da dày và may mặc mình không đồng ý lắm.Theo mình cái lợi nhất cho người dân đó là được hưởng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng hơn ngay trên chính thị trường nội địa do mở cửa và giảm thuế nhập khẩu.

Lý Toét said...

Hai bạn Cải Bẹ và Chuối tranh luận tốt. Đến tối tớ sẽ tham gia.

Anonymous said...

tiếc là ko có nút like để mình like các comment của bác Lý. hehe

Linda Chow said...

chỉ một hoặc hai ngành hưởng lợi, nhưng từ đây công nhân sẽ có rũng rỉnh sẽ mua sắm nhiều hơn và các ngành khác cũng sẽ hưởng lợi...mọi người bỏ tiền ra tiêu dùng làm dòng vốn xoay chuyển thì tất cả đều hưởng lợi. Như anh Gió Chuối, chiều nay thứ 6, thay vì về nhà với vợ, anh có thể đi bia ôm. Tiền bia và dịch vụ thì không nói, tiền cô gái kỹ nữ sẽ dùng mua son phấn, quần áo, gửi về quê...biết bao người hưởng lợi...một nền kinh tế organic thì phải như vậy.

Linda Chow said...

Bấm nút G+ kìa

Lý Toét said...

Dear all,

Lạc quan thì tốt nhưng phải có cơ sở, nếu không chỉ là lạc quan tếu.
Theo tớ, tất cả cái ta nhận được đều do ta tự làm ra. Thí dụ, nhà nông nghèo vì sao, vì họ làm ra nhiều lúa quá, tớ đã phân tích nhiều lần. Nhà nông muốn khá chỉ có cách giảm sản lượng.

Tớ quan sát thị trường cafe thế giới, nhận thấy rằng từ khi VN tham gia thị trường một cách dũng mãnh là lúc mà giá cafe ngày càng xuống tỷ lệ với sản lượng của VN.

Sản lượng nông nghiệp VN đè chết chính nông dân sản xuất ra nó.

Linda Chow said...

Theo Baby thì như thế này, vấn đề nông sản VN thì bác nói đúng rồi còn về Cafe thì tôi thấy Cafe VN chủ yếu Robusa rất ít ảnh hưởng đến loại cafe thế giới hay uống là arabica. Arabica này tùy theo vùng có thể có giá khác nhau (trồng ở columbia có thể có giá sơn so với trồng ở Vân Nam, TQ?)...có nhiều tiêu chuẩn về kích thướt hạt, độ vỡ đó đó cafe chất lượng kém của VN(cùng loại robusta) sẽ phải rẻ hơn so với các nước xung quanh(chưa kể VN hay khai thác sớm, chưa chín đã hái nên chất lượng kém)...đứng về phía nhà nhập khẩu các nước họ chấp nhận mua hàng vn thì chấp nhận chất lượng kém thôi...và điều cuối cùng quan trọng nhất là cafe xếp vào soft commodities, giá của nó nhiều khi do các hãng trading quyết định...bác coi lại biểu đồ giá cả tất cả các loại hàng hóa (bắp, cafe) phần lớn có đỉnh cùng thời điểm với đỉnh của giá vàng và giá dầu...hai năm nay tất cả đều hạ theo hình parapol ngược(cái chuông)

Anonymous said...

Vấn đề này mình lại nghĩ khác hoàn toàn, nhà nông muốn khá thì giảm sản lượng theo mình là không đúng.Dù giảm sản lượng giá có tăng, tăng sản lượng giá có giảm nhưng tính ra tiền thu được cũng chỉ có vậy.Vấn đề của ngành nông nghiệp là cả ở đầu vào và đầu ra ở chi phí đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ, hạt giống...giá đều rất cao mà chưa hề có một chất lượng bảo đảm nào.Đơn cử như các công ty phân bón lá ở VN, riêng ở TPHCM hiện nay có hơn 1600 công ty, chỉ cần 200.000 VNĐ là có thành thành lập một công ty phân bón dưới dạng thương mại, nhờ dây chuyền của các công ty khác mà sản xuất. Về đầu ra, bộ nông nghiệp, chính phủ bất lực, chưa bảo vệ hay nói cách khác là không hề bảo vệ người dân.Đó là chưa kể sự chống phá của người láng giềng TC.Các doanh nghiệp các ngành liên quan đến nông nghiệp vẫn lãi khủng trong khi người dân thì đói rách.

kientrantruong@gmail.com said...

sao bạn Vỏ Chuối lại lạc quan tếu nhỉ? Tpp đâu chỉ có da giày may mặc,nó đa nghành mà 2 nghành kia chỉ là thế mạnh của VN thôi. Đây là 1 tổ chức có GDP cao nhất thế giới (chiếm hơn 40% ,cao hơn lm châu Âu 26%) theo tính toán khi gia nhập ,vn sẽ thu về khoảng 35tỉ usd mỗi năm về hàng hóa chưa kể dvụ gia tăng...sướng chưa? Khi buôn bán tự do (FTA) với thuế xuất 0% thì điều kiên đầu là xuất xứ hàng hóa , nếu 100%nguyên phụ liệu made in vn thì thoát Khựa đúng không ? Ta đang sx như nay thì tất cả nhập từ anh TQ đem về ráp thành sp hoàn chỉnh rồi xuất đi ,đó chỉ là 1 hình thức gia công cho tàu

Anonymous said...

Các bạn đều đẻ ý đến khía cạnh xuất khẩu nhỉ, trong khi mình nghĩ xuất khẩu chỉ có lợi chủ yếu cho các DN, còn nhập khẩu lại là có lợi trực tiếp cho người dân

Lý Toét said...

MB, tớ có căn cứ chứ không nói bừa

Sản lượng VN tham gia trị trường thế giới
[img]https://lh4.googleusercontent.com/-4mnMPgOl-r4/Ual7k-9Iu7I/AAAAAAAAC8A/oq2W3_ctlZ0/w958-h448-no/VIETNAM_COFFEE_PRODUCTION_in_Mio_bags_of_60kg.PNG[/img]

Thống kê sản lượng/giá cafe
[img]https://lh4.googleusercontent.com/-N9qWsXfZ5FI/Ua3rfBYpPSI/AAAAAAAAC88/9JqWm2MgD5s/w321-h309-no/4.1.1.PNG[/img]

Vẽ thành đồ thị giá/sản lượng
[img]https://lh4.googleusercontent.com/-ddr18SYnXEs/Ua3rlH7jWHI/AAAAAAAAC9M/gE2nF6H30Gk/w517-h373-no/4.1.3.PNG[/img]

Củ Chuối Tây said...

Điều Cai bẹ nói, chưa chứng minh được đầy đủ luận điểm: rằng Đảng ta thực sự thực hiện hay có ý thực hiện Mac Le ở xứ ta. Thứ đó, chủ nghĩa Mác Lê chỉ là bình phong nhằm thực hiện lợi ích nhóm.

Hiến pháp hay hiếp pháp từ ngày ra đời, như lá mùa thu, phải thay khi người ta cần làm thứ này hay thứ khác có lợi cho tổ chức của mình. Nên điều 4 hay điều xxx cũng chẳng quan trọng.




Củ Chuối Tây said...

@ Trần Kiến Thức: sao lại chỉ nêu khía cạnh được thế? Chẳng thấy ta mất gì nhể.
Những con số GDP %, thu về bao nhiêu tớ chẳng quan tâm. Đôi khi xuất đi nhiều chưa chắc đã là người làm ra hưởng lợi. Xin đơn cử vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Điều chú trọng ở đây là bản thân mỗi chúng ta thu được về bao nhiêu.
Nếu bạn là nhà xuất khẩu, xuất nhiều hàng, lời nhiều xin chúc mừng.
Nếu ta là nhà nhập khẩu, lãi nhiều, chúc mừng cũng.
Nếu chẳng ở trên thì tìm mối lợi từ chính sách của B mà sài.

Lý Toét said...

Tin từ báo đảng nhé,

Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam (VOV.
http://vov.vn/Kinh-te/Lan-song-dau-tu-tu-Trung-Quoc-vao-Viet-Nam/274823.vov

Pháp: Giận dữ, nông dân đập vỡ 100.000 trứng gà mỗi ngày (NLĐ). Thực tế họ đập bỏ để giữ giá.

Đó là một vài thí dụ minh họa quy luật Cung-Cầu.

Củ Chuối Tây said...

Cai Be: các thỏa thuận chính sách cụ thể thế nào, chỉ B ta hiểu rõ nhất. Nếu đến 2018 B chịu thiệt trong các điều khoản để được công nhận thì ta cũng đâu biết mình được hưởng lợi gì.

Cứ bảo dân được hưởng lợi, zưng kinh tế không có thì lấy gì mà mua đây?

Dương Thường Trực said...

Hehe, bạn Chuối sai lầm khi bẩu B mình ko thực hiện Mác lê nhế....!!! Tượng Lênin đã bị đập đâu mà bẩu ko thực hiện

Thực tế, khái niệm XHCS của Mác là hoang đường và ko có thật, nhưng Lenin đã đem nó về và bóp méo ra cái như ngày hôm nay chúng ta kêu là thiên đường. Cảm tạ ông Cụ 1 thì fải cảm tạ ông Nin 10, và ông Mác 100 cơ....!!

Ông Cụ cóp pi pết chớ có đẻ ra quái đâu...

Linda Chow said...

vậy sắp tới hàng tiêu dùng của TQ sẽ tràn ngập hả bác?

Dương Thường Trực said...

Bây giờ đã tràn ngập rồi....! VN ko sản xuất được từ cây kim đến cái đinh ốc...

Suy Thoái said...

bần nông chúng iem biết TPP nó mang cho mình cái gì đâu, thế nên thui chạy đi xúc tuyết xứ khác cũng được chí ít cũng cho con cháu nó được cái học và được sống cuộc đời của nó thui

Anonymous said...

Mình không hiểu luận điểm của bạn Gió Chuối này là gì, ở đây tôi nói sẽ dần dần vứt cái tư tưởng Mác Lê vào sọt rác bạn và đa số những người ở đây có thể hiểu rắng sắp tới để lấy bằng đại học bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian để học Triết học Mac Lê nữa.Còn tôi nói điều 4 HP tức là ĐCS là người lãnh đạo duy nhất và cao nhất của nhà nước, đây là 1 luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác.Nếu ko thực hiện theo chủ nghĩa Mác thì xin hỏi bạn những cái như cải cách ruộng đất, bao cấp, độc đảng.... là do VC tự nghĩ ra ah.
Còn điều bạn nói nhà cầm quyền sử dụng chúng làm bình phong tôi ko phản đối, điều đó ai ai cũng biết đâu cần bạn nhắc lại.Tôi thấy nó không liên quan gì tới điều tôi nói cả.Sử dụng nó làm bình phong cũng đồng nghĩa là đã sử dụng nó rồi.

Anonymous said...

Gió Chuối: các thỏa thuận của WTO rất rõ ràng, đây là văn bản được công bố và tất cả các nước đều biết. Bạn có thể tìm đọc được trên internet, VN là một đất nước, uy tín của một quốc gia rất quan trọng, những gì cam kết thỏa thuận thì phải thực hiện. Dù ít dù nhiều, sự tự do thương mại, cạnh tranh công bằng cũng sẽ có lợi cho người dân.Giúp họ được hưởng các sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Chẳng hạn Triều Tiên cho dù người dân có giàu hay nghèo họ cũng chỉ có lựa chọn duy nhất là sử dụng máy tính bảng do chính phủ sản xuất.Không được sd điện thoại....Kinh tế không có lấy gì mà mua, vậy theo bạn không gia nhập thì kinh tế sẽ có ư.

Anonymous said...

Luật cung cầu thì đúng rồi nhưng bác nói ở trên là Nông dân muốn khá hơn thì giảm sản lượng mình thấy chưa đúng.
Vấn đề của ngành nông nghiệp là cả ở đầu vào và đầu ra ở chi phí đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ, hạt giống...giá đều rất cao mà chưa hề có một chất lượng bảo đảm nào.Đơn cử như các công ty phân bón lá ở VN, riêng ở TPHCM hiện nay có hơn 1600 công ty, chỉ cần 200.000 VNĐ là có thành thành lập một công ty phân bón dưới dạng thương mại, nhờ dây chuyền của các công ty khác mà sản xuất. Về đầu ra, bộ nông nghiệp, chính phủ bất lực, chưa bảo vệ hay nói cách khác là không hề bảo vệ người dân.Đó là chưa kể sự chống phá của người láng giềng TC.Các doanh nghiệp các ngành liên quan đến nông nghiệp vẫn lãi khủng trong khi người dân thì đói rách.

Củ Chuối Tây said...

@ Cai be: Bạn nói rằng là người ta sẽ dần vứt bỏ tư tưởng Mác Lê vào sọt rác ở VN, như nó đã từng bị như ở TQ.

Mình phản biện: Ở VN nó chưa được thực hiện.

Cải bẹ nói: có thể nó không được thực hiện đầy đủ. Dẫn chứng: Đảng lãnh đạo toàn diện dân tộc có trong điều 4 hiến pháp và có trong luận cương của Mác.

Mình phản biện: Điều 4 có trong luận cương và được đảng ghi vào hiến pháp cũng chẳng quan trọng. Bởi hiến pháp ở VN nó như lá rụng (4 lần thay đổi: 46,59,92 và 2013). Nó như con tắc kè đổi màu cho hợp hoàn cảnh, tự bản thân đảng chưa từng tôn trọng nó. Xin xem lại về CCRĐ và NVGP.




Suy Thoái said...

anh tapchicaibe thử chỉ cho tôi 1 lần thấy uy tín của VN trên quốc tế cho tôi mở cái mắt ra đi...

Anonymous said...

Tôi nói điều 4 HP tức là quy định ĐCS là người lãnh đạo tối cao và duy nhất, dù HP có thay đổi bao nhiêu thì điều này vẫn là cái cốt yếu giữ lại vì nó là một trong những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác.Bạn nói ở VN chủ nghĩa Mác chưa bao giờ được thực hiện thì tôi nói CCRĐ, ĐCS cầm quyền duy nhất...đây là những luận điểm cơ bản trong quan điểm của Mác, nếu VN không làm theo Mác thì là tự nghĩ ra ah.Bạn chưa phản biện lại được bất cứ cái những gì tôi nói.

Củ Chuối Tây said...

Về TQ, thì chủ nghĩa Mac Le nhẽ chỉ là thứ làm đẹp lòng anh cả đỏ Xô Liên thời thởi? Họ đi theo tư tưởng Mao và Lí luận của họ Đặng. TQ họ không xài Mác Le nhưng họ cũng nhồi rất nhiều về tư tưởng Mao và Lí luận Đặng, khác gì ở ta đâu?

Anonymous said...

Tôi không so sánh uy tín VN với các quốc gia khác, tôi nói ở đây là VN là một quốc gia, khi đã ký kêt một hiệp định thì dù muốn dù không vẫn phải thực hiện theo và đã suy nghĩ cân nhắc rất kĩ trước khi ký. Do đó việc giảm thuế nhập khẩu theo các quy định trong WTO là hiển nhiên, tôi thấy các bạn có lẽ mắc phải nhiều lỗi biện luận cơ bản.

Anonymous said...

Còm của bạn có vẻ như không phải để phản biện lại còm trước của tôi nhỉ. Tự dưng bạn lại nói TQ theo tư tưởng Mao và Lí Luận họ Đặng ở đây nhỉ.Học thuyết Mác đến mỗi đất nước tất nhiên phải biến tướng cho phù hợp, ta có Tư Tưởng HCM, Triều Tiên cũng có Những lời dạy Kim chủ tịch....Tôi đâu có phản biện gì về vấn đề này đâu nhỉ.

Củ Chuối Tây said...

Caibe chấp câu chữ nhể? he he.
Đảng sử dụng quyền lực của mình, xây dựng các văn bản nhằm duy trì quyền lực đó cho mình thì có gì lạ đâu?

Thứ hiến pháp bạn nói, thì theo mình người ta chưa bao giờ tôn trọng cả. Có thể bạn đúng vì mình không hiểu gì về chủ nghĩa Mác, nhưng đó là cách làm, copy cẩu thả và láu cá. he he


Anonymous said...

Mình đã nói đi nói lại là ở trên mình nói cụ thể là đề cập tới nội dung của điều 4 HP, chứ mình ko nói HP, Họ không coi trọng HP nhưng nội dung điều 4 thì phải coi trọng vì nó là yếu tố quyết định sự tồn vong của chế độ. Mình thấy những comment của bạn không ăn nhập gì với những comment của mình lắm, thôi close tại đây nhé.Chúc bạn buổi tối vui vẻ.

Linda Chow said...

có chuyện gì mà các bác cãi nhau như mổ cò vậy???Bác nào mới vô phải đọc hết các bài bác Lý Toét viết trước đây thì mới hiểu tiếp câu chuyện hiện tại cũng như hiểu các thành viên củ như Gió Chuối đang nói cái gì...

Củ Chuối Tây said...

Cả 1 văn bản quan trọng thế họ còn ngồi lên được, thì huống hồ 1 điều 4 có ăn nhập gì đâu nhể Cai be?

Nhớ năm 45 Chính phủ cụ Hồ là chính phủ liên hiệp nhế? Trước 75 thì ở miền Bắc VN có 2 đảng nữa, đấy điều 4 có quan trọng gì đâu?

Củ Chuối Tây said...

Nhầm chút: Trước 75 75 thì còn 2 đảng nữa bên cạnh đảng cộng sản là: Đảng Xã hội cấp tiến miền Nam Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam. Sau 75 thì hợp nhất với ĐCS.

Củ Chuối Tây said...

Giảm sản lượng giá tăng khiến thu nhập tương đương với tăng sản lượng mà giá giảm. Vậy nên tăng hay giảm sản lượng đây?
Chủ đề giảm sản lượng gạo này được bàn kĩ ở bài Phương pháp thu mua và xuất khẩu gạo mời Caibe cùng đọc.

Lý Toét said...

Chuối,

Vẫn nhầm nữa, có 3 đảng bên cạnh đảng Lao Động, đó là đảng Dân chủ, đảng Xã hội và đảng Nhân dân cách mạng.

Đảng NDCM là cánh chính trị của MT GP MN. Còn 2 đảng kia có Tổng thư ký (not TBT) là Nghiêm Xuân Yêm và Nguyễn Xiển. Nguyễn Xiển là thân sinh của Nguyễn Lưu, đình đám mấy hôm nay vụ đánh Nhã Thuyên.

Anonymous said...

Tranh luận để tăng thêm kiến thức thì tốt mà bác, hihi

Anonymous said...

Các đảng phái này có được công nhận khi chính quyền ĐCS lên nắm quyền không, chắc chắn là không rồi.Vậy thì bạn Mình nêu ra ý kiến của mình ở trên là điều 4 đối với ĐCS rất quan trọng, bạn Gió nêu ra ý trên thực sự mình không hiểu có ý gì khi rõ ràng khi giành được chính quyền CS tiêu diệt các đối thủ khác và dành quyền độc tôn.Điều này ở mọi quốc gia được chứng minh.

Lý Toét said...

Cảm ơn các bạn đã tranh luận sôi nổi,

Tớ lọc ra được mấy ý chính sau:

1. Chính quyền VN (cộng sản) đã bao giờ thực hành CN Mác chưa

2. VN vào TPP thì chúng ta được cái gì

3. Trong sản xuất nông phẩm, có phải làm nhiều là tốt còn làm ít thì không tốt

Còn ý nào khác?

Linda Chow said...

Còn ý: Nên nhập siêu và kích thích tiêu dùng...cho nhậu nhẹt thoải mái, bia ôm vô tư, cho nhập cá và gà từ TQ thoãi mái để người dân có thực phẩm giá rẻ...

Anonymous said...

Chính xác bác lý ah, Mình thấy nêu vấn đề và comment thì nên tập trung vào vấn đề, các bạn tranh luận lang mang nhiều quá.

Lý Toét said...

Ý này là chủ đề của bài: Nhập siêu thì dân no, xuất siêu thì dân đói.

Lý Toét said...

Các bạn cứ tranh luận thoải mái, không giới hạn. Có tranh luận mới sáng tỏ, mới làm cho ta nhận thức vấn đề sâu hơn.

Lý Toét said...

Bạn Cải Bẹ phát biểu thế này "Các đảng phái này có được công nhận khi chính quyền ĐCS lên nắm quyền không, chắc chắn là không rồi..." làm cho toàn bộ lý luận của bạn trước đó sụp đổ. Bạn mà đã không nắm được Đảng sử thì lý luận Mác Lê của bạn không còn giá trị.

Ở ta, người ta trộn lẫn 2 thứ CN Mác và CN Lênin. CN Mác là CN Duy vật và Chính trị kinh tế học. CN Lênin là CNCS khoa học mà nòng cốt là chuyên chính vô sản.

Đảng ta chưa bao giờ thực hành CN Mác nhưng lại thực hành CN Lênin rất nhuần nhuyễn và sáng tạo. Không tin các bạn giở sách ra xem có đúng vậy không. Bạn Chuối lần sau không nên kèm Mác vào với Lênin như cái bẫy của đảng ta.

Lý Toét said...

Vào TPP ngày nay cũng giống như vào WTO năm 2006. Tức là ai nhanh chân, nhạy bén, thức thời và có thế lực thì sẽ kiếm được. Kinh tế có triển vọng khá lên trong giai đoạn đầu do có đầu tư FDI và dần dần đuối dần như các bạn đã biết.

Hãy đón nhận những thời cơ.

Còn các nước đối tác, chính phủ người ta chỉ bảo vệ con dân người ta, không bảo vệ con dân Việt đâu mà lo. Nên các bạn đừng bao giờ hy vọng hão rằng quốc tế can thiệp để bảo vệ thường dân quốc tịch VN.

Lý Toét said...

Về sản xuất nói chung và sản xuất nông phẩm nói riêng, quy luật: làm vượt một sản lượng nào đó thì bắt đầu không có lãi và từ đó lỗ tăng dần. Giải thích quy luật này tóm tắt như sau:

- Làm càng nhiều thì năng suất càng giảm
- Làm càng nhiều thì chi phí càng cao
- Sản lượng càng nhiều thì giá bán càng thấp.

Chuối có thể lập một mô hình mô tả bằng số liệu cụ thể.

Linda Chow said...

Đây chính là ý mà tôi cũng nghĩ, các bác nên tận dụng trong lĩnh vực bds và chứng khoán, giới đầu cơ tài chính lúc nào cũng biêt trước sự việc nên thị trường ck có xu hướng tích cực...Ý bác Lý nói chắc về vấn đề nhân quyền, ngoài lề tí các bác có để ý khi chổ nào có xảy ra khủng hoảng chính trị thì nếu nơi đó chỉ có Lính Anh thì quân đội Anh sẽ bảo vệ cho công dân châu Âu lẫn Mỹ và ngược lại nếu chỉ có Mỹ thì nó sẽ bảo vệ cho công dân Anh, Pháp, đức...riêng VN thì bỏ mặc he he he

Linda Chow said...

Hai cái đầu có vẽ có mâu thuẩn bác nhỉ? Làm càng nhiều thì chi phí càng thấp mới đúng chứ? Bác trồng lúa 100ha, mướn gặt đập liên hợp, rãi giống, phung thuốc bằng cơ khí hết thì chi phí thấp mới đúng. Như bác nông dân cởi xế hộp đi thăm ruộng nè http://sgtt.vn/Bao-xuan/136127/Sam-xe-hoi-di-ruong.html

Suy Thoái said...

em thấy ngay như ở Đức nhiều cái trong học thuyết của Marx được áp dụng, nhưng ko thấy những cái đó ở Việt Nam.

Linda Chow said...

hồi đi học tôi không hiểu chút gì về triết học nhưng từ ngày đọc blog bác Lý thì hiểu nhiều về món này he he

Suy Thoái said...

theo em thấy thì nên chú tâm vào phần làm dịch vụ cũng ổn dể xoay chuyển hơn, bđs và chứng khoán thì sẽ khó cơ hội lần hai sẽ hạn chế hơn rất nhiều

kientrantruong@gmail.com said...

Mình tham luận về cái tương lai khá lạc quan khi vào tpp,nhưng tiềm lực,nền tảng,sự chuẩn bi vượt thử thách để đạt được chưa nói. Sao các bạn lại có phân biệt đối xử khi tham luận là sao nhỉ!? Bác Lý cho em còm không vại?...he he buồn cho người Việt

Linda Chow said...

có ai phân biệt đối xử gì đâu, bác Lý còn kêu còm tự do mà. Về TPP thì đọc lại còm trên của bác Lý, có hiệu quả trong 5 năm

Anonymous said...

Mình không phản biện hoàn toàn việc giảm sản lượng, vì đó là qui luật cung cầu.Ý mình muốn nói ở đây là cái cốt lõi gây ra đói kém cho người dân là ở đầu vào và đầu ra, bạn Gió Chuối thử nghĩ xem việc giảm sản lượng có chắc đem lại đời sống tốt cho nông dân không. Khi mà uy tín của các DNVN trên thị trường thế giới không có, chỉ có thể cạnh tranh về giá cả.Giảm sản lượng giá cao liệu có thể cạnh tranh nổi với các nước Thái,Ấn,Brazil....hay không.

Anonymous said...

@Lý Toét Bạn Cải Bẹ phát biểu thế này "Các đảng phái này có được công nhận khi chính quyền ĐCS lên nắm quyền không, chắc chắn là không rồi..." làm cho toàn bộ lý luận của bạn trước đó sụp đổ. Bạn mà đã không nắm được Đảng sử thì lý luận Mác Lê của bạn không còn giá trị.

Mình không biết phát biểu của mình sai chỗ nào mà bác Lý nói vậy nhỉ, mình biết là sau 1975 vẫn còn một số đảng phái tồn tại nhưng không được công nhận, đến năm 1988 mới tự giải tán.Các đảng này mình nghĩ xét là một tổ chức phi chính phủ thì đúng hơn vì thực tế không có quyền lực gì trong chính trị cả, và từ đó tới nay ngoài ĐCS làm gì còn đảng phái nào được công nhận.

Đi đâu về đâu said...

Thầy Lý, 3 ý quy luật phía trên có liên quan với nhau, ý 1 là kết quả của ý 2 và 3. Nói chung, nông dân Vn mà hiểu được thì đã không nghèo, người hiểu thì không muốn làm nông dân.

Đi đâu về đâu said...

Cái ý cuối, thầy Lý chắc đang khuyên những ai có ảo tưởng khi vào TPP VN sẽ thay đổi theo hướng tích cực với thế giới thì nên...từ bỏ đi.

Đi đâu về đâu said...

Vào TPP, thiệt hại nhất là...anh nông sản. Dễ bán nên anh Vinafood độc quyền thu gom rồi bán ào ạt, rồi giá giảm. Mà bây giờ lực lượng nông dân trẻ đâu còn bao nhiêu, phụ nữ thì qua bên Sing, Mã Lai, Thái. Đàn ông thì bên Hàn, Nhật mất rồi.

Không có gì thay đổi là anh bđs. Giá gấp 30 lần thì dân làm bao lâu để mua, đâu cơ thì không mạnh như trước vì còn hàng tồn kho.

Tiêu dùng trong nước sẽ khá hơn vì dân có việc làm, có tiền trong túi. Không biết NN có tranh thủ tăng thu để trả nợ không nữa. Nếu có thì cũng chẳng khá lên

Lý Toét said...

Định để bạn Chuối tham luận về định luật: hiệu suất kinh doanh giảm khi tăng sản lượng, nhưng có lẽ bạn ấy bận.

Các bạn thường nhầm lẫn: làm 100ha thì phải có năng suất cao hơn 10ha để bác bỏ định luật ấy. Xin trả lời ngay: bạn có 10ha thì bạn chỉ có thể làm trên 10ha thôi, muốn làm thêm bạn phải mướn thêm đất. Còn nếu bạn có 100 ha bạn chỉ làm 10ha thì đó lại là sự lãng phí, thực tế không ai làm như thế cả.

Muốn tăng sản lượng trên 10 ha hiện có, bạn phải thâm canh, tăng vụ. Bạn phải làm vụ 2, vụ 3. Và ai đã làm nông đều biết rằng năng suất tức sản lượng vụ 2 kém vụ 1 và vụ 3 còn kém xa vụ 2. Còn chi phí đầu tư thì ngược lại, vụ 1 hầu như chỉ mất chút công, thậm chí không phân bón thuốc trừ sâu. Nhưng đến vụ 2, chi phí sẽ tăng vọt. Làm vụ 3, không lỗ là may. Ai làm nông xác nhận coi.

Lý Toét said...

Suy Thoái,

Marx không phải là nhà phát minh, ông ấy chỉ sáng chế ra một số thứ không tưởng. Sáng chế của ông ấy từ các phát minh của Hegel, Kant và những triết gia khác.

Còn Kinh tế chính trị học là của ông Engels, một chủ tư bản thực thụ. Ông ấy cũng vận dụng phát minh của của người khác như Adams Smith.

Người Đức biết trân trọng tiền nhân nên họ mới khá.

Lý Toét said...

Bạn Trần,

Có lẽ bạn viết không thu hút chăng. Tớ cũng đã bình về việc (nếu như) VN gia nhập TPP rồi. Vào đó rồi thì vẫn chỉ "xuất khẩu", chứ có làm được gì khác. Tại sao cá tra bằng mọi giá phải xuất khẩu sang Mỹ với giá rẻ hơn giá bán tại siêu thị trong nước.

Nếu bạn có đường dây xuất khẩu thì, tớ xin chúc mừng.

Lý Toét said...

Tớ không ngờ bạn Cải Bẹ ngoan cố đến thế. Bạn cứ giở Đảng sử ra đọc, thế thôi. Bạn còn chẳng biết đến tiếng tăm của các cái đảng ma trơi ấy thì làm sao bạn biết nó được công nhận hay là không được công nhận. Hay là bắt tớ phải chỉ ra địa chỉ trụ sở của mấy đảng đó ngoài Hà Nội.

Bạn gúc cũng thấy được về thông tin mấy đảng đó. Đến việc đó cũng không làm thì tớ xin chịu.

Lý Toét said...

Đi Đâu,

Tớ đã nhiều lần nói, người nông dân phải tự bảo vệ mình. Chỉ tăng sản lượng khi chi phí tăng thêm không vượt quá doanh thu tăng thêm. Họ cứ bị định hướng rằng: phấn đấu để VN là vô địch xuất khẩu gạo. Trong khi chẳng ai hợp đồng tiêu thụ với nông dân trước vụ gieo cấy.

Anonymous said...

GG ra thông tin mấy đảng phái đó thì ai mà chả làm được, ở đây tôi nói là nó không được công nhận, nhà nước này có thừa nhận các đảng phái đó đâu, các đảng phái bác nói không có một chút quyền lợi gì của một chính đảng thì còn gọi la đảng phái cái gì. Ý bác nói chỉ ra trụ sở của mấy đảng đó ở HN vậy tức là hiện tại có nhiều chính đảng hoạt động ở HN ư. Tôi thấy gọi đó là những tổ chức phi chính phủ thì đúng hơn.

Anonymous said...

Tôi là nông dân đây, bình thường tôi làm ớt 1 vụ, nhưng đó là vụ thuận mùa, ai ai cũng làm tất nhiên giá ớt rẻ. Đến mùa đông nghịch vụ, không ai làm vì phải tốn tiền mua giống và phân bón nhiều hơn do thời tiết không thuận lợi.Đổi lại năng suất tôi tuy không cao bằng thuận vụ nhưng giá bán lại cao hơn vì ít người làm nghịch vụ.
Theo tôi nếu người dân có giảm sl thì cũng không thể khá lên được, vì không thể cạnh tranh với các nước khác, do uy tín DNVN trên thị trường thế giới còn khá thấp và lợi thế cạnh tranh hiện tại chủ yếu nhờ giá rẻ.

Dương Thường Trực said...

Đừng nông dân gúc thế cải bẹ.

Làm nghịch vụ, bạn thu hoạch được còn người khác thì không? Bạn lấy gì làm chắc chắn khi nói rằng "ít người làm nghịch vụ" giống bạn? Tớ nói, không mất trắng là may...

Thấy miếng ăn, người ta đã nhảy vào. Không phải tranh giành, có nghĩa là không ăn được, hoặc có gặm thì cũng sứt môi mẻ răng...! Liên hệ xăng dầu xứ định hướng để hiểu thêm

Anonymous said...

Bạn Dương Thường Trực không hiểu ý tôi rồi, tôi đâu có nói là chỉ mình tôi làm nghịch vụ, tôi nói là sẽ có ít người, vì đơn giản như bác lý nói là chi phí cao năng suất thấp.Người nông dân khi ai làm nghịch vụ mà lỗ thì sẽ không làm nữa, người làm có lãi thì vẫn làm đó là quy luật cung cầu rồi.Tất nhiên sẽ có người làm người không, còn phát biểu của bác Lý ở trên là muốn nói không nên làm vụ 2 vụ 3 (nói chung cho toàn dân), Bạn nên đặt trong vị trí của tôi và đọc để hiểu kỹ còm của tôi. Tôi từng là nông dân, không phải gúc gồ nhé.

Dương Thường Trực said...

Ý chính tớ muốn nói không nằm ở câu ý, nó nằm ở câu dưới, tớ xin nói lại: Ăn được thì người ta đã ăn rồi, miếng ăn mà không phải giành thì không ăn được, hoặc có ăn thì cũng sứt môi mẻ răng

Bạn làm nông dân, mà nghĩ thế là không có tầm, tớ chê.!

Bây giờ tớ đặt địa vị của tớ vào vị trí của bạn, tớ chỉ làm 1 vụ thôi, tất nhiên mọi thứ sẽ thuận lợi, đạt năng xuất cao, mất ít chi phí phòng ngừa sâu bệnh hay đại loại, chiệu rủi ro thời tiết thấp...rõ ràng tớ chắc chắn được nhiều hơn mất.
Nếu làm thêm vụ nghịch mùa như bạn nói, thì tớ phải chiệu rủi ro rất cao, về thời tiết, sâu bệnh, đất xuống cấp. Sản phẩm bán ra có thể có giá thành cao hơn vụ 1, nhưng bạn thu được 1 đồng thì bạn cũng vỡ mồm rồi...bạn phải trả chi phí mua phân bón, phòng ngừa sâu bệnh cao hơn vụ 1. Chưa kể, chiệu rủi ro thời tiết cao, bão phát như mấy hôm nay thì bạn coi như mất trắng rồi..!

Bạn làm một vụ, còn lại là chơi....! Thì cung-cầu nó giúp bạn đủ sống.

Anonymous said...

Ai cũng nghỉ như bạn thì tôi làm nghịch vụ tôi sẽ lời to, đấy tất nhiên sẽ có người như bạn và có người làm nghịch vụ như tôi.Tôi muốn nói ở đây là sẽ có người ND làm thế này có người làm thế kia, không thể khuyên tất cả họ ko nên làm nghịch vụ.
Bạn chắc chắn chưa làm nông bao giờ, không ai làm 1 vụ rồi bỏ đất cả nửa năm cả.Nếu không xử lý đất làm nghịch vụ thì họ cũng nuôi tôm(như ở vùng Kiên Giang, An Giang).Còn làm 1 vụ còn lại là chơi như bạn nói thì chắc cạp đất mà ăn.

Linda Chow said...

Ý của DTT là tính toán về chi phí, rủi ro, cơ hội thì làm nghịch vụ không có lợi...có thể bạn có lợi 2 hay 3 năm nhưng chỉ cần 1 năm thất bát thì chi phí mất đi sẽ lấy hết tiền lời của hai năm kia he he he

Anonymous said...

Làm nghịch vụ nếu lãi lãi to, nếu lỗ lỗ to.Đó là đương nhiên, lợi nhuận đi kèm rủi ro.Bác làm vụ bình thường bác lãi cũng lãi ít và lỗ cũng lỗ ít. Các bạn quy kết chung là làm nghịch vụ không có lợi thì tôi thấy không hợp lý, như tôi đã giải thích kỹ ở trên. Nếu ai cũng nghe lời các bác không ai làm thì tôi sẽ làm và có lãi to, ai cũng làm thì tôi sẽ không làm vì rủi ro cao.Quy luật thị trường dĩ nhiên sẽ tự động điều tiết dẫn đên môt số người làm , một số người không. Điều này là môt thực tế rõ ràng.

Củ Chuối Tây said...

"Theo tôi nếu người dân có giảm sl thì cũng không thể khá lên được, vì không thể cạnh tranh với các nước khác, do uy tín DNVN trên thị trường thế giới còn khá thấp và lợi thế cạnh tranh hiện tại chủ yếu nhờ giá rẻ."

Cải bẹ nên dành nhiều thời gian đọc thêm các bài cũ của mụ Toét, mọi việc sẽ dần sáng tỏ. Tranh luận kiểu này chẳng đến đâu.

Các quốc gia muốn phát triển đều tìm cách giảm tỷ trọng lao động của nông nghiệp, tăng dịch vụ và công nghiệp.

Sản lượng nông nghiệp ngày một tăng nhờ máy móc nhưng nhu cầu về gạo thì không tăng. Gạo lại càng không dùng để chăn nuôi. Khi đó muốn tăng giá thì nên giảm sản lượng để tạo shock về cung.

Chuyển dần sang cơ cấu dịch vụ hoặc công nghiệp thì lợi nhuận đem lại nhẽ cao hơn hoặc khi làm phải có hợp đồng bao tiêu thì tốt nhằm tránh bị ép giá.

Anonymous said...

Bác Gió nói chuyển dần cơ cấu DV hoặc CN để phát triển thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng vấn đề tôi tranh luận ở các còm trên là để phản biện cái ý làm 1 vụ thay vì 2 vụ. Còn nếu người ND có sự lựa chọn khác để thoát khỏi NN thì dĩ nhiên là quá tốt rồi.Nhưng nếu làm 1 vụ còn 1 vụ chơi như bác gì ở trên nói thì làm sao mà khá nổi.

Củ Chuối Tây said...

xin tham khảo thêm cách tạo ra sốc cung nhằm được giá : Nông dân đập trứng gà để… đòi tăng giá mua trứng

chứ không như ta Lúa, cá nhiều nhưng nông dân vẫn nghèo

hoặc nữa Nông sản bị ép giá qua nhiều tầng nấc

HEHE said...

hehe. không hiểu là tapchicaibe lười hay chả vờ k0 hiểu đây.Làm gì có đảng nào ngoài DCSVNQVMN.

Anonymous said...

Bạn hehe đọc kỹ trước khi còm nhé, ý kiến đó là của bác Lý không phải của tôi.Bác không đọc còm mà cứ nhắm mắt ném đá người phản biện bác Lý là sao nhỉ.

Dương Thường Trực said...

Bạn cải bẹ rõ ràng nông dân gúc, đừng cãi.!

Hiện nay, nông dân VN ai cũng làm 1 vụ, 2 vụ, thậm chí đến 3 vụ như mụ Lý nói. Không ai chỉ làm duy nhất 1 vụ rồi chơi đâu, hehehe....mà bạn đòi bán sản phẩm vụ 2 vs giá siêu khủng. Vì làm ra sản phẩm quá nhiều, nên thừa cung dẫn đến bị ép giá. Bạn mà làm sản phẩm vụ 2 có lãi khủng, thì người ta cũng sẽ làm theo bạn rồi, tất nhiên làm ăn thì chấp nhận ôm rủi ro....

Bạn hãy nói bạn trồng sản phẩm gì nghịch vụ, tớ sẽ tranh luận vs bạn..! Vì hehehe, chẳng ai đi trồng củ cải vào mùa hè phải không?

Thực tiễn là như thế, và nó khác xa lý luận của bạn.

Anonymous said...

@ Dương Thường Trực bạn nói cái gì thế nhỉ, tôi có nói là bán vụ 2 với giá siêu khủng đâu, tôi đã nói đi nói lại rồi mà các bạn cũng không hiểu là thế nào nhỉ, tôi nói là nếu không ai làm thì tôi sẽ làm và bán giá khủng, còn ai cũng làm thì tôi không là, tức là sẽ có người làm người không tùy vào quy luật cung cầu, các bác khuyên tất cả người ta không nên làm là không đúng. Vì nếu ai cũng nghe các bác không làm thì tôi làm tôi sẽ bán giá khủng và nhiều người bắt chước tôi, rồi cơ chế tự điều tiết.
Còn bác nói trồng sản phẩm gì ngịch vụ, quê tôi trồng nhiều ớt, cây ớt vốn chỉ thích nắng, tuy nhiên mùa này đang là mùa mưa, tức ớt Vụ ba, vẫn có nhiều gia đình trồng, nhiều gia đình không trồng, người trồng đa số là nắm rõ tính chất cây ớt, có giống khỏe, chống chịu tốt, đặc biệt là các giống chỉ thiên lai mới.Họ trồng vụ trước thấy lãi nên họ trồng, còn những người không trồng là những người luân canh qua cây khác, quê tôi chủ yếu là bắp.Tôi thấy bạn mới là kẻ không biết gì là thực tiễn, chỉ biết tung hô các lý luận vớ vẫn.

Anonymous said...

tranh luận trên này quả thật rõ khó theo dõi, nếu các bạn thích tranh luận, hãy cho tôi facebook của các bạn.Hoặc vào page này tranh luận đi.https://www.facebook.com/dongbaovn

HEHE said...

hehe. sorry sorry.
Vừa mở to mắt để đọc lại, bạn spam kinh quá tapchi lá cải ơi.
Chính bạn phải nên đọc kỹ lại các comment của mọi người và suy nghĩ .

Dương Thường Trực said...

Bạn nói không ai làm thì bạn sẽ làm để "kiếm lãi khủng", vậy xin hỏi, bạn đã làm chưa?

Nếu chưa, làm ơn tắt quạt đi...

Anonymous said...

Bạn lại nói cái đéo gì vậy nhỉ, tôi không thích chửi tục mà bạn làm tôi phải chửi đấy, không ai làm thì tôi sẽ làm, nhưng đâu phải là không ai làm.Đầy người làm ra như tôi đã nói, khi nào mà tất cả người dân nghe lời các bác ko làm vụ 2 vụ 3 thì tôi sẽ làm.
Tự dưng tôi chưa làm thì phải tắt quạt ah, bạn lý sự cùn quá rồi đấy, bạn nói tôi nêu một cây trồng cho bạn tranh luận,Tôi nêu canh ớt ở quê tôi thì bạn lại ko đả động gì tới.

Linda Chow said...

Tôi không theo dõi từ đầu nên không biết chuyện gì...tất nhiên sẽ có một số ít người làm được trái vụ và thu lãi cao, nhưng vấn đề bác Lý nêu ra là cái chung và dễ nhất cho nông dan có thể làm để có lợi nhất cho họ. Giống như thị trường chứng khoán, khi giá tăng thì ai cũng có lời, khi giá giảm chỉ một số người có kỹ năng đặc biệt mới có thể có lời...lời khuyên của chuyên gia dành cho số đông là chỉ tham gia khi thị trường tăng, còn số ít còn lại có kỹ năng thì nói làm gì. Và chưa chắc những người lội ngược dòng sẽ thắng hoài, có lúc vỡ mõm mất hết những gì đã kiếm..vì vậy khi cân nhắc lợi ít, rũi ro, cơ hội thì không nên lội ngược dòng vậy thôi

Củ Chuối Tây said...

@ Mụ Gét: khéo trêu trọc nhể? he hehe
@ Caibe: Tranh luận để làm sáng tỏ lí luận của mỗi người thôi mà, nổi nóng thực sự là thiếu cần thiết lúc này.
Nếu Caibe làm trái vụ hoặc làm vụ 2, vụ 3 lãi tốt thì cứ làm. Như bạn nói tức bạn đã tính toán được doanh thu, lấy doanh thu trừ chi phí có lãi tốt thì làm và điều đó có lợi cho bạn và gia đình.
Ở đây mụ Toét và mọi người chỉ làm sáng tỏ với cơ chế hiện tại làm thế nào để tự bảo vệ mình mà.

Anonymous said...

Còm của bạn là còm đầu tiên tôi thấy trả lời đúng vấn đề tôi đang phản biện chứ không phải soi mói câu chữ một cách phiến diện.Tôi đồng ý với bạn.

Anonymous said...

Mình thích còm của 2 ban ở trên luôn nhé,tranh luận thế mới là tranh luận. Mình không muốn nổi nóng nói bậy, nhưng bạn cứ đọc cách chụp mũ của bạn Dương Thường Trực ở trên thật sự rất khó chịu.
Nếu ý bác Lý là khuyên người ND ai làm tốt thì cố gắng làm tốt, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm. Ai không làm tốt thì chuyển nghề sang làm những việc khác như công nghiệp,dịch vụ... thì mình hoàn toàn đồng ý và không tranh luận nữa.
Cảm ơn các bác đã chỉ dạy.

Củ Chuối Tây said...

Chỉ dạy gì đâu, tự mỗi người học hỏi từ cách phản biện trong các bài. Kinh nghiệm và kiến thức từ nhận thức bản thân.

Nhà mụ Toét luôn rộng rãi thế mà. he he

toan said...

Khựa đang chuyển sx các mặt hàng phẩm chất cao, đang trong thời kỳ giống Nhật những năm 60s, cơ hội cho nhóm 16 nước trong đó có Vệ

toan said...

bây giờ có 2 trường phái chính:Mác-Lê và Mác-Angels. Tùy từng nơi áp dụng.Một số người đòi bỏ môn triết học là ko dc,vấn đề là triết theo trường phái nào. Ai học kinh tế thì phải biết Adam Smiths, Kyenes

Linda Chow said...

Đố các bác, người nước ngoài ở trong bài sẽ là người nước nào?
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130810/noi-dieu-kien-nguoi-nuoc-ngoai-mua-nha-thi-truong-bat-dong-san-co-am-len.aspx

Lý Toét said...

Cảm ơn các bạn đã tranh luận,

Tớ nói Nông dân sẽ khá nếu họ giảm sản lượng là có lý của nó. Hiện nay sản lượng lúa của VN là 45 triệu tấn, trong đó tiêu dùng trong nước hết 14 triệu tấn chiếm 1/3 tổng sản lượng. 2/3 TSL còn lại để bán ra ngoài. Do có quá nhiều lúa bán cộng với chính sách độc quyền xuất khẩu gạo, người nông dân bị ép giá đến mức dưới giá thành. Xin tham khảo Phương pháp thu mua và xuất khẩu gạo mà ở trên kia bạn Chuối đã dẫn.

Bạn Cải Bẹ đề cao phương pháp cạnh tranh bằng cách phá giá chứng tỏ bạn chưa đọc bài trên của tớ. Độc quyền xuất khẩu, cạnh tranh quốc tế bằng cách duy nhất là bán phá giá đã là cách xâm hại quyền lợi của người nông dân lớn nhất.

Lý Toét said...

Phương pháp trồng trái vụ mà bạn Cải Bẹ đề nghị cũng không phải là mới, nông dân ai cũng biết điều đó nhưng họ ít làm do chi phí quá cao. Mà nếu ai cũng làm trái vụ thì đầu ra lỗ chắc. Rủi ro trái vụ là ở chỗ đó.

Trồng trái vụ không có gì mới, nó là phương pháp kinh doanh độc quyền cơ hội. Bạn bán khi người ta chưa có để bán (đầu vụ), và bạn có hàng bán khi người ta không còn (lúc cuối vụ). Nếu nhiều người làm thì thế độc quyền mất đi, nên phuơng pháp đó không có giá trị vĩnh viễn.

Anonymous said...

Mình không phải đề cao phương pháp đó bác Lý ah, dĩ nhiên cạnh tranh tốt nhất vẫn là chất lượng và thương hiệu, tuy nhiên VN ta hiện nay thì việc cạnh tranh chủ yếu là về giá, còn các mục tiêu như chất lượng và thương hiệu là khó với sự chống phá của người láng giềng và chính sách của CP thì hàng VN có chất lượng cao cũng khó có được lòng tin của bạn bè quốc tế.

Anonymous said...

Phân bón, thuốc giả tràn lan.Gạo giả, trứng giả của người anh em lẫn lộn, người trong nước còn không tin chất lượng sản phẩm trong nước thì thử hỏi lấy gì để các nước khác tin đây

Lý Toét said...

Bạn Cải bẹ khéo léo gài vào điểm: người nông dân bị thiệt thòi là do nhà nước vô trách nhiệm và do thương nhân láng giềng chống phá.

Xin nói cho bạn hay, nhờ thương nhân nước lạ mà đã phá thế độc quyền trong xuất khẩu gạo, đã nâng giá gạo lên, như thế nông dân hưởng lợi mới phải chứ.

Thứ hai, hiện sức mua trong nước yếu đến mức không đủ sức tiêu thụ hết thịt heo trong nước. Khi nào bên kia sang mua heo hơi đẩy giá lên làm các chủ trại phấn khởi.

Là nhà kinh doanh, ai mang lại doanh thu cho ta thì ta phải cảm ơn họ, sao lại trách người mua hàng của ta chứ.

Anonymous said...

Trồng trái vụ không phải là phương pháp mà mình đề nghị, mình cũng đâu có nói nó là mới, mà đó là hiện thực nông dân đang thực hiện, điều bác nói cũng là điều mình đã nói. Ai cũng biết làm trái vụ chi phí cao, rủi ro lớn nhưng có thể cho lơi nhuận cao, tuy nhiên không phải ai làm cũng có lợi nên sẽ có người làm và người không làm. ý của mình chỉ có vậy.

Dương Thường Trực said...

Bạn cải bẹ đang thắc mắc là sao bạn nêu bạn làm gì ra mà tớ ko đả động?

Tớ đả động làm gì nữa khi trả lời của bạn đã đúng vs nhận xét của tớ, nông dân VN ko ai làm 1 vụ, mà toàn làm từ 2 vụ trở lên. Bạn nói quê bạn trồng ớt vụ 3, bạn cồng fơn ý này, tớ fản biện gì nữa?

Bạn nói tớ lý luận sách vở, mà ko có thực tiễn, trong khi bạn đưa ra sáng kiến về trồng nghịch mùa kiếm lãi khủng để fản biện ý của tớ, thì bạn chỉ nói nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Đó là cái thiếu thực tiễn mà tớ nhắc đến.

Ý kiến giảm cung của mụ Lý ko thiếu thực tiễn mà người ta đã thực hiện rồi, bạn Chuối đã đưa link nông dân xứ nào đó đập trứng để giảm cung nhằm ép tăng giá trứng, mời đọc lại.

Bạn nói nếu người ta trồng 1 vụ thì bạn sẽ trồng nghịch vụ để kiếm lãi, ko có chuyện ý đâu....bạn chỉ làm tăng nguồn cung khiến giá giảm mà thôi. Nông dân làm một vụ lúa đã đủ gạo ăn cả năm rồi, làm thêm chỉ tổ thừa

Anonymous said...

Mình nói chống phá ở đây là ở những vụ như móng trâu, lá vải, đĩa.......làm hại lâu dài đến nông nghiệp. Chứ mình không nói đến những thương lái thu mua chân chính , mua giá cao thì nông dân bán đo là điều đương nhiên.Bác lại không hiểu ý mình rồi.

Lý Toét said...

Tớ chủ trương bàn luận không chỉ để bàn luận suông. Bàn để hiểu biết và để khỏi mắc sai lầm trong cuộc sống. Chẳng ai có thì giờ nguỵ biện ở đây cả.

Lối tranh luận của Cải Bẹ là lấy cá biệt thành điển hình. Rồi đến khi người khác chỉ ra cho bạn thì bạn lại né.

Linda Chow said...

Những bàn luận rất có giá trị này nếu ai là nhà báo hãy dùng ngòi bút của mình để mang lại lợi ít cho người nông dân, giúp họ hiểu ra vấn đề.

Lý Toét said...

Nếu người ta mua bộ móng đắt hơn con trâu thì bạn có bán không. Ở VN nơi vẫn phải giết trâu để thịt, bạn bắt người ta không được bán móng là có ý gì. Người nông dân họ biết tính toán thế nào có lợi cho họ, bạn không cần phải can thiệp chuyện bán móng trâu hay không bán.

Bạn có biết ngày trước tớ xuất khẩu gỗ huỳnh đàn cả tàu. Nhưng đến giờ cái rễ cũng không còn, bạn có giữ được không.

Lý Toét said...

Bọn kền kền nó bảo vệ quyền lợi của các DN xuất khẩu gạo chứ.

Linda Chow said...

ah Thì lâu lâu nếu ai có tâm thì viết vài bài :-)

Anonymous said...

Sao bạn lại nghĩ nông nghiệp chỉ có lúa nhỉ, như minh nói ở trên quê mình trồng ớt chẳng hạn.Đặc điểm cây ớt và trái ớt chắc bạn cũng biết.Làm nghịch vụ và bán ớt tươi thì giá rất cao, gấp đôi so với vụ 1
Chính bạn nói làm 1 vụ còn lại chơi, chứ mình đâu có nói vậy, người ND vẫn làm vụ 2 vụ 3 hoặc luân canh cây trồng khác chứ ngồi chơi thì có mà cạp đất mà ăn.

Tôi không nói ý kiến giảm cung là sai, nhưng giảm cung thì phải tăng cái khác chẳng hạn như giảm trồng lúa thì tăng trồng cacao và tùy tình hình mỗi nước.Còn nói như bạn làm 1 vụ còn lại chơi thì mình nghĩ không thể nào người ND sung túc được.Đúng là giảm sl thì giá sẽ tăng nhưng tôi nghĩ Bạn thử giảm sản lượng gạo hết mức xem giá gạo xuất khẩu của VN có bằng của Thái Lan hay không.

Lý Toét said...

Giá gạo rẻ là vì không có đầu ra. Đầu ra duy nhất là các DN được vinafut cấp phép. Gạo nhiều, không bị ép giá mới lạ. Chứ không phải vì thương hiệu hay vì cái gì khác.

Cách nay 20 năm, khi lượng XK ít, giá gạo của ta cũng tương đương với gạo Thái. Bây giờ giá thấp hơn cả gạo Ấn độ.

Anonymous said...

Họ mua bộ móng chỉ gần bằng giá trị con trâu thôi ko đắt hơn đâu bác Lý ạ.Và người bán móng trâu lại càng không phải là người nông dân mà là bọn trâu tặc, chuyên chặt trộm đuôi trâu, móng trâu để bán. Và người ND không hề có lợi gì cả.
Thôi có lẽ mình stop vấn đề này lại vậy, các bạn còm nhiều quá mình đọc không xuể.Có lẽ mỗi người 1 quan điểm riêng.

Anonymous said...

Đồng ý với bác là giá nông dân bán ra bị ép là do nguyên nhân trên, nhưng còn giá mà các công ty được VFA cấp phép bán ra cho thế giới thế nào,Họ muốn bán giá thấp hơn là giá cao ư, vậy tại sao giá gạo VN trên thị trương quốc tế lại thấp.Có phải vì sản lượng nhiều, tôi nghĩ so với cả thế giới thì chẳng thấm vào đâu.Tôi nghĩ cốt yếu vẫn là vấn đề chất lượng và thương hiệu.

Linda Chow said...

Các công ty xuất khẩu nông sản VN đua nhau phá giá để bán được hàng là chuyện ai cũng biết...bác nên đọc nhiều sách báo hơn

Linda Chow said...

ví dụ như bài này:

http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Kinh-doanh/Ga-nha-da-nhau/29471.tctc

"Cạnh tranh bằng cách chào giá thấp, thiếu liên kết của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Tương tự là câu chuyện của Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ai Cập, ông Đặng Ngọc Quang, kể về sự cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Đó là thời gian khi đoàn doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp sang Ai Cập xúc tiến thương mại, chủ yếu là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Trong buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp Ai Cập, một thương nhân nước này chuyên về gạo cho biết, họ đang cần nhập ngay một lượng gạo lớn từ Việt Nam. Tuy nhiên, khi Công ty Docimexco, đơn vị chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo với sản lượng khoảng 200.000 tấn/năm, chào giá, thì vị thương gia này cho hay giá này cao hơn nhiều so với giá của một doanh nghiệp Việt Nam khác.
"

Anonymous said...

Ngắn gọn như bác vậy tôi rất thích.Cảm ơn bác

Anonymous said...

Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng nếu xây dựng được chất lượng và thương hiệu thì ta vẫn có quyền đứng trên cơ đề đàm phán giá cả với các nhà nhập khẩu.Chẳng hạn Thái Lan, Ấn độ sản lượng gạo của họ vẫn cao ngất ngưỡng mà giá vẫn cao,

Dương Thường Trực said...

Bên Thái giá họ bán cao, nhưng họ mua của nông dân cao, cũng đáng.

Mình bán thấp hơn chút, nhưng ép giá nông dân xuống mức thấp nhất có thể. Giờ nếu có bán đc cao hơn, thì nông dân vẫn ko đc gì.

Bên Thái ko đc độc quyền, so vs VN sao nổi

Linda Chow said...

Cái đó chỉ đúng khi cơ hội xuất khẩu công bằng cho doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Suy Thoái said...

viết báo mà đi chệch lề thì đi xuống lề luôn bác ơi

Anonymous said...

ở Thái hay ở nước nào cũng vậy thôi, muốn được xuất khẩu thì phải xin được cấp phép. Đâu phải muốn xuất khẩu thì xuất khẩu, có thể làm ảnh hưởng tới thương hiệu quốc gia. Tôi cho rằng ở VN các DN được phép xuất khẩu gạo ( được chấp phép của VFA) không phải là ít,Trong đó có cả công ty CP, công ty TNHH....những công ty này vẫn phải cạnh tranh với nhau. Nếu gạo việt có giá trên thị trường thế giới thì họ cũng phải cạnh tranh với nhau để thu mua gạo từ nông dân. Nông dân sẽ vẫn được hưởng lợi nhiều chứ.
Các bác nói đến độc quyền tôi thấy các bác lại mắc vào chính cái bẫy của mình, nếu vậy thì nguyên nhân chính là do độc quyền chứ đâu phải do sản lượng cao.SL cao hay thấp thì ND vẫn bị ép vậy thôi.

Linda Chow said...

Bạn nên đọc những bài củ của bác Lý để có kiến thức thực tế hơn...

Củ Chuối Tây said...

Cai be cứ nổ choang choác mà chạy vòng quanh, ban đầu thì không chịu công nhận sản lượng cao khiến người nông dân bị ép giá.

Khi người khác chứng minh điều đó rõ ràng rồi thì lại chạy qua việc độc quyền bị ép giá. he he.

Kiểu tranh luận này thực sự khiến đối phương khó chịu, luận điểm nào mình chưa đúng thì cần thừa nhận.

Tranh luận cần có dẫn chứng số liệu hoặc link bài cụ thể.

Vừa ở trên bạn bảo là link của Baby Odds là hay, và nó chứng minh người ta sẵn sàng bán phá giá. Lí do bán phá giá là gì nếu trong nước họ không thể ép giá.

Đâu phải muốn xuất khẩu thì xuất khẩu, có thể làm ảnh hưởng tới thương hiệu quốc gia.

Cái thương hiệu quốc gia ở đây theo Caibe là gì? Là vị thế hay cái gì thế? Và người thứ cần bàn là người nông dân được gì từ việc bạn hay nói: thương hiệu quốc gia?


Các bác nói đến độc quyền tôi thấy các bác lại mắc vào chính cái bẫy của mình, nếu vậy thì nguyên nhân chính là do độc quyền chứ đâu phải do sản lượng cao.SL cao hay thấp thì ND vẫn bị ép vậy thôi.

Ở trên mụ Toét đã chấng minh rõ là sản lượng của VN ngoài 45 triệu tấn, tiêu thụ trong nước chỉ hết 1/3, còn lại 2/3 xuất khẩu. Thừa thì phải bị ép đương nhiên rồi.
Thiếu thì người ta có đơn hàng phải cạnh tranh nhau mà mua bằng được vì chỉ có bây nhiêu hàng.

Nhẽ bạn không rõ các lí thuyết kinh tế sơ đẳng thế?


Củ Chuối Tây said...

Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng nếu xây dựng được chất lượng và thương hiệu thì ta vẫn có quyền đứng trên cơ đề đàm phán giá cả với các nhà nhập khẩu.Chẳng hạn Thái Lan, Ấn độ sản lượng gạo của họ vẫn cao ngất ngưỡng mà giá vẫn cao,

Cái này giống kiểu ước mơ đánh thắng giặc mĩ, thì ta ép được bọn Sing, Thái phải mở cửa cho ta làm ăn nhể? he he he. Caibe thật có tầm vĩ mô.

Dương Thường Trực said...

Chuối,

Thiết nghĩ không cần tốn thời gian cho những cuộc giải thích, vì người ta chỉ nghe cái mà người ta muốn nghe

Lý Toét said...

Bạn Cải Bẹ có một lỗ hổng kiến thức rất lớn. Hơn nữa quyền lợi của bản không gắn với quyền lợi của người làm nông.

Các bạn thử thống kê từ trước tới nay xem, VN càng thành tích sản xuất lúa gạo bao nhiêu thì nông dân càng bị ép giá bấy nhiêu, và càng bán rẻ hơn thiên hạ bấy nhiêu. Các điều kiện khác từ trước tới giờ vẫn thế.

Ở đây chỉ bàn biện pháp cho người nông dân tự cứu lấy mình. Còn những thứ khác đều là viển vông: thương hiệu, chính sách, chất lượng etc.

Anonymous said...

@Gió Chuối "ban đầu thì không chịu công nhận sản lượng cao khiến người nông dân bị ép giá" mình không có nói là không công nhận SL cao khiến người ND bị ép giá mà mình nói là sản lượng cao không phải là nguyên nhân chủ yếu.Các bác cứ nói riêng đến lúa gạo, trong khi nông nghiệp có rất nhiều cây trồng, dù sản lượng không cao nhưng giá vẫn không cao.Đơn giản vì thương hiệu xuất khẩu không có.Ý tôi từ đầu đến cuối là có giảm sản lượng thì người ND vẫn không khá được.
""Đâu phải muốn xuất khẩu thì xuất khẩu, có thể làm ảnh hưởng tới thương hiệu quốc gia. Cái thương hiệu quốc gia ở đây theo Caibe là gì? Là vị thế hay cái gì thế? Và người thứ cần bàn là người nông dân được gì từ việc bạn hay nói: thương hiệu quốc gia?"----> người ND đc gì từ thương hiệu QG thì bạn tự nghĩ đi vậy.Trả lời những câu hỏi thế này mỏi tay lắm.

".Nhẽ bạn không rõ các lí thuyết kinh tế sơ đẳng thế?" Tôi viết dòng SL cao hay thấp ND vẫn bị ép là trả lời cho bạn gì ở trên nói rằng độc quyền lúa gạo, tôi nói nếu độc quyền thì sl thấp ND vẫn bị ép vì buộc phải bán cho DN đó chứ không có sự lựa chọn khác. Do đó có thể nói lúa gạo ở VN không phải hoàn toàn là độc quyền.
"Khi người khác chứng minh điều đó rõ ràng rồi thì lại chạy qua việc độc quyền bị ép giá" --> bạn đọc lại còm của tôi nhé, tôi nói là các bác nói độc quyền chứ không phải tôi nói để trả lời cho bạn gì ở trên.
Thú thật các bác đông quá, tôi nói không lại.Thôi thì kiến thức có hạn, tôi sẽ cố gắng đọc thêm để hẹn các bác tranh luận vào Thớt khác của mụ toét vậy.


Lý Toét said...

Bạn có nhiều hàng hoá đến mức thừa, nông dân có lúa phải tranh nhau bán cho thương lái, người ta mới ép giá được. Còn bạn có ít, các thương lái tranh mua của bạn, làm sao họ ép giá bạn được. Đừng phù phiếm với những cái gọi là "thương hiệu quốc gia". Đánh thắng 3 đế quốc to đã đủ là thương hiệu quốc gia chưa.

Anonymous said...

Tôi không cãi là SL cao ND không bị ép giá,dĩ nhiên đó là cái rõ ràng các bác không phải dạy, nhưng tôi nói rõ ràng quan điểm của tôi đó không phải là cái chủ yếu. Các bác đừng chỉ chăm chăm mình lúa gạo mà hãy nhìn qua các cây trồng khác, dù sản lượng thấp nhưng giá cả xuất khẩu vẫn không cao.
Người nông dân giảm sản lượng thì Sản lượng thấp nhân với giá cao và sản lượng cao nhân với giá thấp dẫn đến doanh thu cũng không chênh nhau quá nhiều.Thậm chí sản lượng thấp nhân với giá cao tôi tin là nhỏ hơn sản lượng cao nhân giá thấp.Bởi vì như tôi nói, SL thấp nhưng nếu không có cầu thì giá tăng không đáng là bao nhiêu. Và cái tôi tranh luận với các bác ở trên là từ chỗ bác gì đó nói làm 1 vụ chơi 1 vụ, ý của tôi ở đây là nếu giảm sản lượng bằng cách ND thay đổi ngành nghề cơ cấu cây trồng thì OK. Tuy nhiên nếu thay đổi được thì người ta đã thay đổi rồi, đơn giản vị vùng đất đặc thù chỉ thích hợp làm nông nghiệp trên những cây trồng đặc thù như vậy. Tại sao dân ta vẫn thích ăn gạo Thái hơn là gạo ta.Vậy tại sao ta không làm cho dân Thái thích ăn gạo ta.....Tôi thấy các bác thực tế không hiểu ý của tôi .

Anonymous said...

Nếu không có thị trường nhập khẩu, không có nhu cầu thì có ma nó mua. Thị trường toàn cầu rất rộng lớn, chả bao nhiêu là thừa, quạn trong có tấn công được vào các thị trương đó không.Tại sao ở ta toàn ăn gạo Thái.Nếu người TQ, TL, AD toàn ăn gạo của ta thì sao, sản lượng như vậy còn không đủ để cung cấp chứ nói gì là thừa.Thương hiệu ở đây là chất lượng sản phẩm,uy tín sản phẩm, liên quan gì tới đánh thắng 3 đế quốc nhỉ.

Linda Chow said...

Tôi cho rằng tên Caibe này chỉ vô nói nhảm, giả vờ ngu si để làm loãn chủ đề, bác Lý nên Block lại..tranh cãi cũng vô ít. Mà tôi thấy hắn chỉ lo cãi chứ chẵng thèm đọc người khác viết gì...những trường hợp này tôi gặp ở những forum khác rất nhiều, hỏi linh tinh để làm loãn chủ đề

Thành Thái said...

tôi là nông dân vùng long an.
thực tế làm 3 vụ bởi vì người bơm mướn đã đầu tư vùng đê trạm bơm và kèm theo kinh doanh vật tư nông nghiệp...
vậy nếu là quý vị kinh doanh bên lĩnh vực đó, quý vị sẽ mong nông dân cứ làm 3 vụ đúng không..?
còn tôi là nông dân dĩ nhiên tôi sẽ cân nhắc, và quá lắm là 2 vụ thôi, nhưng không biết tôi có chống nổi xu thế thời đại không, vì phần đông nông dân ở gần tôi là ít ruộng, họ cứ nghĩ đơn giản có 5 công sản xuất 3 vụ thành ra họ có 15 công oái ăm thế đó....

Anonymous said...

Không đọc người khác viết gì thì cãi cái gì.Tranh cãi là vô ích thế thì các bác cứ tiếp tục ở đây mà tung hô đi vậy,các bác mới chính là người không chấp nhận ý kiến trái chiều. tôi không comment nữa. Tôi rãnh hay sao mà vào làm loãng chủ đề. Các bác hóa ra cũng chỉ là lũ trẻ con.

Linda Chow said...

Thằng caibe này tôi thấy nó không phân biệt được mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với doanh số cao như cafe, gạo với những sản phẩm nông nghiệp chỉ xuất kiếm tiền lẻ như bưởi, thanh long...nói chuyện với thằng này cũng vô ít thôi các bác. Đúng là ngu thì hay cãi he he he

saycheese1985 said...

Đọc blog bác Lý lâu rồi, nay thấy bạn caibe cãi hăng quá nên chỉ góp 1 vài ý vs bạn cải cho vui thôi, vì công nhận all ý bác Lý đưa ra là đúng và đủ rồi.
1. Người ND trồng lúa VN chỉ biết trồng lúa và trồng lúa, thương hiệu chất lương, giống này kia họ ko biết nhiều và ko thể làm gì để can thiệp vào. Và bác Lý bày cách họ tự bảo vệ mình là đồng lòng hạ sản lượng theo đúng quy luật cung-cầu thôi.
2. NN đã đang làm gì, nhìn Vinafood và vụ thanh tra Cp bảo lương bọn làm văn phòng trên 30tr/tháng, bỏn cãi lại là bậy, thu nhập thôi, éo phải lương. Báo Đ đăng đầy ra đó. Xem đi để biết bọn hữu quan đã đang làm gì.
3. Ông già vợ mình là ND trồng lúa chính hiệu ở miền tây với hơn 30 công ruộng, hỏi ổng, ổng chỉ mơ ước: giá lúa trên 5,000-5,200 và giá xăng nhớt phân bón thước trừ sâu đừng tăng. Nhưng xem ra đó sẽ là daydreaming, vế đầu hoặc giữ nguyên or tăng rất nhẹ, nhưng vế sau chắc ăn sẽ tăng dần đều. Thế thì đừng bàn gì sâu xa nữa. Đọc báo Đ để biết đang nhăm nhe phá giá VND thêm 1%.

Lý Toét said...

Tớ xin chép lại comment của thành viên Nguyễn thành Thái

tôi là nông dân vùng long an.
thực tế làm 3 vụ bởi vì người bơm mướn đã đầu tư vùng đê trạm bơm và kèm theo kinh doanh vật tư nông nghiệp...
vậy nếu là quý vị kinh doanh bên lĩnh vực đó, quý vị sẽ mong nông dân cứ làm 3 vụ đúng không..?
còn tôi là nông dân dĩ nhiên tôi sẽ cân nhắc, và quá lắm là 2 vụ thôi, nhưng không biết tôi có chống nổi xu thế thời đại không, vì phần đông nông dân ở gần tôi là ít ruộng, họ cứ nghĩ đơn giản có 5 công sản xuất 3 vụ thành ra họ có 15 công oái ăm thế đó....
hết trích

Nông dân làm vụ 1 thì lãi nhiều tuy nhiên sản lượng ít nên cái lãi đó chỉ đủ ăn. Vụ 2 còn lãi ít. Vụ 3 lỗ chắc, cái lỗ này kéo cả cái lãi của 2 vụ trước.

Là nông dân, bạn muốn làm ít đủ ăn hay làm nhiều mắc nợ. Đó là những cái nằm trong tầm tay kiểm soát của nông dân.

Hãy mong đủ ăn, đừng mắc nợ.

Còn bạn Cải Bẹ có lẽ bảo vệ quyền lợi cho nhà xuất khẩu gạo. Bạn ý muốn lúa gạo ê hề để bạn ấy tha hồ lựa chọn, ép giá. Không bán cho tui tui mua của người khác.

Tớ nói thật, nếu nhà nông nào cũng chỉ làm 2 vụ, các công ty xuất khẩu tới săn đón ký hợp đồng, ứng trước tiền ngay từ đầu vụ.

Linda Chow said...

Tôi nói có chứng cớ đây:

"Các bác cứ nói riêng đến lúa gạo, trong khi nông nghiệp có rất nhiều cây trồng, dù sản lượng không cao nhưng giá vẫn không cao.Đơn giản vì thương hiệu xuất khẩu không có.Ý tôi từ đầu đến cuối là có giảm sản lượng thì người ND vẫn không khá được."

có đoạn tôi đọc thấy thằng Caibe này còn đi so xuất khẩu gạo với các nông sản khác như tỏi ớt!!! Mặt hàng lương thực xuất khẩu chủ đạo, miếng ngon nhiều người dành mà nó đi so với trái ớt, trái chuối thì tranh cãi làm gì với cái đầu đất đó nữa....tôi thấy bác Lý là người hết sức kiên nhẫn, gặp BS Hồ Hãi là đã block thằng đầu tôm này lại rồi.

Kat Kat said...

Tổng thu của Bê mối năm mỗi tăng, đây là luật => cụ Lý bày cho nông dân được lợi thì những người không làm nông chết chắc, tội của cụ lớn lắm :)

VIỆT said...

Xin gởi đến các bác những tâm sự của 1 nông dân từng là giáo viên dạy toán cấp 2 ở một tỉnh miền Tây:

- Luôn có 2 loại lúa trên ruộng của người nông dân (có nhiều đất chút, hơn 1ha). Một để bán cho thương lái thu mua (nhà nước), hai dùng để ăn, giỗ chạp...

- Loại 1 là loại có sản lượng cao nhưng chất lượng thấp. Loại thứ 2 thì ngon hơn, nếp dẻo hơn! Vì sao lại như vậy? Do khi thu mua, thương lái gom mua chỉ với 1 giá mà thôi, không phân biệt loại tốt xấu...

- Việc đất loại nào, trồng giống lúa nào, phân bón ra sao, xịt thuốc trừ sâu như thế nào...? Nông dân rất mong có được sự tư vấn từ các nhà khoa học, đương nhiên phải là nhà khoa học chân chính! Còn thời buổi bây giờ thì nhiều nhà nông sợ các nhà "phá học" lắm!

- Ngày xưa trên đồng ruộng có 1 loại bọ được nông dân gọi tên là "Thiên địch" (ở thành thị gọi là con cánh tiên vì có màu sắc rất đẹp, xanh, đỏ, vàng...). Có mặt của con Thiên địch thì sâu rầy sẽ rất ít hoặc không có. Nghe nói nhờ công của thuốc trừ sâu mà mấy con Thiên Địch này được nằm trong Sách Đỏ.

Bỏ độc quyền, cạnh tranh tự do trong khuôn khổ pháp luật thì luôn có lợi cho người dân, cho nông dân.









Kat Kat said...

Lợi cho nông dân thôi, không lợi cho Evil đâu, mua gạo đắt hơn thì lợi cái gì trời.

Kat Kat said...

Em ủng nông dân tăng sản lượng sản xuất gạo bởi nếu không thì lấy đâu ra tăng trưởng ???

VIỆT said...

Evil, bạn đang ăn gạo rẻ ah? Gạo bạn ăn có giá cao 50% - 80% so với giá gạo mà người nông dân "bị" thu mua. CÒn những gạo thương hiệu, đó là loại mà người nông dân trồng riêng để ăn và để bán cho người làm thương hiệu đó!

Lợi của người khác đôi khi là lợi cho mình nữa đó Evil. Bạn hiểu vấn đề này không?

Vận động cái não một tý sẽ hiểu.

Kat Kat said...

Nói hay nhỉ, giá cao hơn 50 - 80% sau khi qua trung gian, vậy nếu giá thu mua tăng lên thì giá gạo đến tay Evil không tăng lên chắc. Ở trên có ai nói giá thu mua thấp nên giá bán ra thị trường thấp, giá thu mua cao hơn thì giá bán ra thị trường cao hơn đó.

Kat Kat said...

Đó là chưa kể, Bê mất đi nguồn thu này thì sẽ đè Evil và có thể cả bạn ra mà hiếp, khi đó thì kêu cứu ai đây.

Anonymous said...

Bác Baby Odds làm ơn chỉ ra đoạn tôi so sánh xuất khẩu gạo và xuất khẩu ớt, nói có sách mách có chứng.Tôi xem chừng những comment của bác chửi người khác ngu thì hóa ra bác chỉ là thằng oắt con chưa đủ tuổi.Có ăn có học mà tranh luận kiểu của bác thì bó tay.
Tôi nói có nhiều loại sản phẩm cho dù sản lượng ko cao nhưng giá cũng không cao là thực tế những sản phẩm bị xem là kém chất lượng.
Tôi đã nhắc đi nhắc lại tôi không phải là nói giảm sl thì giá không tăng đây là nguyên tắc cơ bản cung cầu, đến con nít cũng biết, các bác bày tỏ sự nguy hiểm với cái luận điệu đó làm gì.Ý tôi là đó không phải nguyên nhân chính, mà nguyên nhân chính là ở đầu ra, gạo Thái, gạo Ấn có chất lượng cao hơn, có thương hiệu, ít độc hại và được người tiêu dùng yêu thích.Nên giá nó sẽ cao hơn. Các bác cứ ôm mớ lý thuyết mà giảm triệt để sản lượng xem giá gạo VN có bằng gạo Thái Lan không.Và đời sống ND có khá hơn không.

Anonymous said...

.Tôi xem chừng những comment của bác chửi người khác ngu thì hóa ra bác chỉ là thằng oắt con chưa đủ tuổi.Có ăn có học mà tranh luận kiểu của bác thì bó tay.
Tôi nói có nhiều loại sản phẩm cho dù sản lượng ko cao nhưng giá cũng không cao là thực tế những sản phẩm bị xem là kém chất lượng.
Tôi đã nhắc đi nhắc lại tôi không phải là nói giảm sl thì giá không tăng đây là nguyên tắc cơ bản cung cầu, đến con nít cũng biết, các bác bày tỏ sự nguy hiểm với cái luận điệu đó làm gì.Ý tôi là đó không phải nguyên nhân chính, mà nguyên nhân chính là ở đầu ra, gạo Thái, gạo Ấn có chất lượng cao hơn, có thương hiệu, ít độc hại và được người tiêu dùng yêu thích.Nên giá nó sẽ cao hơn. Các bác cứ ôm mớ lý thuyết mà giảm triệt để sản lượng xem giá gạo VN có bằng gạo Thái Lan không.Và đời sống ND có khá hơn không. Sản lượng có cao mà không ai thèm mua gạo của ta thì cũng bán cho chó nó ăn, sản lượng có cao mà ai ai cũng thích gạo Việt, người TQ, người Mỹ, người Thái Lan đều thích ăn gạo Việt thì lấy cả cái đất nước này trồng lúa cũng không đủ mà bán

Anonymous said...

Tôi thấy các bác comment lung tung mà chẳng có bác nào nói trúng và phản biện đúng cái ý của tôi cả. Ý tôi đơn giản là thế này
"Sản lượng có thấp mà không ai thèm mua gạo của ta thì cũng bán cho chó nó ăn,và tiêu thụ cho lừa, sản lượng có cao mà ai ai cũng thích gạo Việt, người TQ, người Mỹ, người Thái Lan đều thích ăn gạo Việt thì lấy cả cái đất nước này trồng lúa cũng không đủ mà bán"
Nếu bác nào không đồng ý và có phản biện thì nhắm vào ý tôi muốn nói mà phản biện, đừng có phản biện trẻ con như kiểu Baby Odds, hay lang man nhắm vào câu chữ như các bác khác.Tôi không trả lời hết được.

Dương Thường Trực said...

@Evil

bỏ độc quyền xuất khẩu gạo thì liên quan gì đến giá sản phẩm mà người tiêu dùng trong nước phải trả?

Thành Lợi said...

Dear bạn cải bẹ,
Các bác ở đây bàn luận theo kinh tế vĩ mô, còn bạn nghĩ theo hướng cảm tính thì sẽ không hiểu được vấn đề.Tại sao nông dân pháp dám đập bỏ 100.000 quả trứng gà mỗi ngày. Nếu ở VN thì những nông dân này sẽ được vận động đem số trứng này làm từ thiện.

Dương Thường Trực said...

Đem về ăn thì đúng hơn, ND Việt mà có của để từ thiện a, tớ ko tin đâu.

Thành Lợi said...

Thì em nói thế thôi mù bác khó tính quá à. hihi

Thành Lợi said...

Vận động làm từ thiện nhưng số trứng đó đi đâu thì có dzời mới biết.

Linda Chow said...

Chào các bác, nhân buổi chiều mưa tôi kể một số ý tưởng không thành của tôi trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi có mảnh đất vài ngàn m2 ở Bình Chánh, do đó tôi cũng ấp ủ trồng cậy gì đó cho thu nhập phụ. Tôi có trồng thử cây Sake, cây này cho trái có nhiều tinh bột được liên hợp quốc trồng đại trà ở châu Phi để cứu đói nên còn được gọi là cây bánh mì...nhưng đáng tiếc là cây sake này mỗi năm chỉ có 2 vụ vào đầu và cuối mùa mưa, không thể trồng cho trái quanh năm vì thế tôi chỉ trồng vài cây để ăn trong nhà. Tiếp theo, tôi trồng cây xương cá, nó thuộc họ xương rồng nhưng không có gai nhọn mà thành từng que như chiếc đủa nhỏ, cây này có chất nhựa màu trắng đục nghe nói ai muốn trốn lính thì nhỏ vài giọt cho đuôi luôn, cây này người ta hay dùng nhựa của nó sục khí để chửa viêm xoan nhưng một tính năng rất quan trọng là người Braxin dùng nhựa cây này để lưu hóa tạo thành nệm như cao su!!! quá hấp dẫn phải không? chỉ có điều phải trồng mấy ha thì mới đủ nhựa làm cái giường ngủ!!! Tiếp theo tôi lại nghiên cứu trồng cỏ Vetiver, đây là loại cỏ có rể rất dài và sâu, dùng để trồng quanh bờ đê và gia cố cho đất...nhưng cỏ Vetiver chủ yếu dùng trong công nghệ sản xuất nước hoa, tinh dầu chiếc xuất từ rể cỏ vetiver dùng trong nước hoa rất phổ biến hoặc tạo hương thơm trong các spa làm đẹp...công nghệ ép tinh dầu thì ra chợ lớn mua, cỏ vetiver rất dễ trồng, được trồng rất phổ biến và có vườn ươm ở DBSCL...vấn đề là lấy được tinh dầu rồi biết bán cho ai....he he he

Unknown said...

Hình như quy luật đơn giản nhất là cung cầu mà bạn cải bẹ cũng không thông được, cứ bô lô bô la là thế giới rộng lớn, bao nhiêu mà ko tiêu thụ hết được. Tôi chỉ lấy 1 vd đơn giản thôi, tại sao có khi chôm chôm bán tại vườn cả 10ng/kg, lại có khi chỉ có 1 ngàn. Chẳng lẽ cả VN này không đủ sức tiêu thụ 1 ít trái cây ít ỏi đó.

Kat Kat said...

Theo tớ biết thì giá gạo người tiêu dùng mua thấp hơn giá thế giới, cụ Lý vào kiểm lại giúp tớ. Nếu bỏ đi độc quyền thì giá gạo dân mua sẽ bằng với giá thế giới, bởi nếu giá mua trong nước rẻ hơn giá thế giới thì nông dân đem xuất khẩu rồi.

Linda Chow said...

cao hơn mà cụ, nhà tôi hay ăn loại trung bình là 14 ngàn kg, loại rẻ nhất bây giờ chắc cũng 10 ngàn? còn loại xuất khẩu mà ăn được(bằngloại tốt bán lẽ) thì chỉ khoản 8000-9000 kg thôi. Còn có loại bán cứu đói do LHQ mua thì khác?

Anonymous said...

Cái quy luật cung cầu tôi đã nói là con nít cũng hiểu, bạn mới là người không hiểu. Cả VN không tiêu thụ được 1 ít trái cây ít ỏi đó là dĩ nhiên, vì người ta không thích ăn chôm chôm, thích ăn trái cây khác hoặc thích ăn chôm chôm không hạt của thái.Bác cho không người ta đã ăn chưa mà đòi bán 1k/1kg. Tôi đã nói là nếu có cầu thì bác cung bao nhiêu cũng không đủ.Thay vì làm theo lời các bác là giảm sản lượng tức giảm cung thì tại sao không tăng chất lượng, thương hiệu của gạo Việt tức là tăng cầu.
Thưa bác Công Tạo Bùi hiểu ý tôi không ạ.

Anonymous said...

@Thành Lợi Tôi nghĩ bạn mới là người suy nghĩ cảm tính, thay vì đập bỏ 100.000 trứng gà, họ đem trứng gà đến một nơi khác thiếu và cần mua trứng gà để bán.Đây là điều tôi muốn nói, thay vì giảm cung thì hãy tăng cầu.
Tương tự thay vì giảm sản lượng lúa gạo, hãy tìm thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để thâm nhập thị trường.Tại sao người VN lại ăn gạo Thái, đó là điều tôi muốn nói.Một khi người tiêu dùng đã thích thì sẽ tiêu thụ được và dù sản lượng 100tr tấn vẫn hết như thường.

Unknown said...

Nếu dân miền tây chỉ canh tác 1 vụ / 1 năm -> chỉ khoảng 13 triệu tấn cả nc -> VN thiếu gạo -> Giá phải tăng gấp 3 -> 5 lần, ko cãi, quy luật kinh tế.

Còn khi thừa + độc quyền thì chỉ là ngụy biện về giá.

Khi giá xăng hiện tại tại Sing giảm gần 10% trong nc ko giảm vì họ đòi 30 ngày sau tính lại -> ngạc nhiên chưa? http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/gia-xang-dau-the-gioi-dong-loat-giam-gia-viet-nam-khong-nhuc-nhich

Và 2 sự việc mua đỉa http://vtc.vn/1-397168/kinh-te/slide-show/1/index.htm#IMG1
và snake yoyo có chứng đỉa http://soha.vn/cu-dan-mang/thua-thien-hue-xon-xao-clip-luc-nhuc-dia-trong-goi-bim-bim-mang-nhan-yoyo-20130811113702949.htm

hẳn là có liên quan?

Ngoài ra chiều nay tui trên đường đi chơi về vẫn nge radio lảm nhảm dùng chất tăng trọng nạc trong heo, chất huỳnh quang trong bún .....

Phải chăng dân Việt đáng bị như thế?

Họ, quản lý thị trường ở đâu?



Linda Chow said...

Công chúa nói đúng đó, làm 1 vụ một năm thôi, vừa khỏe mà đất lại tốt hơn? và lại có giá... còn xăng dầu thì khỏi nói rồi

«Oldest ‹Older   1 – 200 of 370   Newer› Newest»