Tuesday, July 5, 2011

Báo chí Úc nói gì về in tiền pô li me cho Việt Nam


Cảnh sát Liên bang Úc vừa truy tố 6 cựu quan chức thuộc 2 công ty con trực thuộc Nhân hàng trữ kim Liên bang Úc RBA liên quan đến việc hối lộ nhiều triệu đô la cho các quan chức chính phủ Nam Dương, Mã lai và Việt Nam để giành hợp đồng in tiền.

CEO Myles Curtis của Securency và CEO John Leckenby của Sở in bạc Úc (Note Printing Australia) đối diện với mức án 10 năm liên quan đến cáo buộc 10 triệu đô tiền hối lộ từ 1999 đến 2005. Ông Curtis CEO 1996-2010 3 lần hối lộ Indonesia, Việt Nam và Malaysia. Leckenby CEO 1994-20042 lần lại quả Indonesia và Malaysia.

4 người còn lại là Cựu giám đốc tài chính Securency Mitchell Anderson với hai tội danh hối lộ. Cựu giám đốc tài chính NPA Peter Hutchinson, cựu Giám đốc bán hàng Securency châu Á Ron Marchant và cựu quản lý bán hàng NPA Barry Brady mỗi người đối diện 1 tội danh.

Cựu trợ lý của Thống đốc ngân hàng trung ương Malaysia Daud Mohamad Dol Moin đang phải đối mặt đến 20 năm tù sau khi bị buộc tội dành lại quả từ các công ty thuộc RBA qua trung gian đại lý Abdul Kayum, tại Kuala Lumpur vào cuối năm 2004 và đầu năm 2005.

Theo lời khai, đương sự nhận hối lộ là các ông:

■ Herman Joseph Susmanto cựu trưởng ban tiền tệ ngân hàng trung ương Indonesia và phó của ông ta, Mardiyo bị cáo buộc đã nhận 4.9 triệu đô từ Securency và NPA qua trung gian Radius Christanto tại Jakarta.

■ Cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, nhận hối lộ của Securency vào năm 2003 bằng học phí của con trai tại Đại học Durham Anh quốc.

■ Một số quan chức cấp cao của Malaysia, nhận của Securency và NPA 4.2 triệu đô.

Chính quyền Indonesia và Malaysia được cho là đã miễn cưỡng đồng ý hợp tác trong điều tra quốc tế, trong khi Việt Nam từ chối hỗ trợ.

Scandal này tạo ra cơn đau đầu lớn cho chính phủ liên bang Úc, làm lung lay uy tín của một quốc gia có tiếng là làm ăn minh bạch.

Nguồn tham khảo

Banknotes and bribes: more arrests to come

Dirty Money

Sex, bribes in banknote deals

Inquiry into banknote deals

Reserve Bank ignores bribery alarm bell

19 comments:

Toan Do said...

hehe, ngoài lề chút nha bác Lý: Bài này có mâu thuẫn với slogan trên avatar của bác không ạ? :P

BS Hồ Hải said...

Xem ra chỉ có cán bộ Việt Nam là ít tham nhũng nhất.

Cô Cấn said...

Pháp luật xứ ta có điều khoản không hồi tố,Tây chắc chưa biết.

Lý Toét said...

@ Toàn Đô,
Hoàn toàn không mâu thuẫn. Báo chí tiếng Việt chưa đề cập đến chuyện này.

@ Đậu Tương,
Nguyên tắc của pháp luật vô giai cấp là BẤT HỒI TỐ. Luật pháp xứ ta có tính giai cấp, nên luật mới sẽ được áp dụng cho mọi đối tượng không được bảo vệ. Bạn có thể tự cho thí dụ,

Jamal said...

Cháu nghe nói vụ này còn ông Colonel nào nữa? Bác chắc hẳn vẫn nhớ vụ Cogaidolong chứ?

Lý Toét said...

Nghe nói cái gì, bài Dirty Money có đề cập tới nhân vật này. Vai trò của anh ta là môi giới. Xét về hành vi hối lộ, anh ta chỉ là nhân chứng.

Lý Toét said...

Nói thêm với Jamal,
Cấp bực Colonel nghe ghê gớm, thực ra Đại tá chỉ tương đương với chức trưởng phường. Người ta chả nói Đại tá nhiều như lợn con là gì.

Tuy nhiên cũng có những đại tá mà còn hơn cấp tướng, Đại tá ngồi ở bộ chính trị. Ngày nay vào phòng truyền thống của bộ Quốc phòng trong thành Hà Nội, có cái bàn của ông Đại tá đó.

Jamal said...

Căn bản là tại cháu có lượn qua cái web của ô giáo sư KT ĐH Wright State thấy có chỉ đông chi tây là còn liên đới đến ông sếp 1 Tổng Cục, thậm chí lại còn ông governor nào cầm quyền từ thiên niên kỷ trước, chợt buốt giác lo ngại cho sinh mạng chính trị của bác!
http://viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm

Lý Toét said...

Tưởng ai, hóa ra lá cải BBC. Báo chí Úc đấu tranh vì sự thịnh vượng của nước Úc, chứ không phải vì VN. Nên đối với họ cần phải trừng phạt những quan chức của RBA và cơ quan trực thuộc của nó. Những người nước ngoài liên đới chỉ là với tư cách nhân chứng.

Cho nên suy luận của BBC là thừa, bởi vì Việt - Úc không có quan hệ dẫn độ.

Tuy nhiên đây cũng là chứng cớ có giá trị trong cuộc đấu tranh "phê và tự phê" nếu người sử dụng nó đủ mạnh.

Còn chúng ta, hãy bàng quan với những yếu tố giật gân gắn với chức vụ đó.

Cô Cấn said...

Trong ngành kiểm soát có phòng kiểm soát văn bản.Nếu chiếu theo luật các quan đáng bỏ tù hết,Nhưng viện trưởng HN nói rằng:Đánh giá các đ.c lãnh đạo phải xem các đ/c làm lợi gì cho dân cho nước.
Rất giống Quách Gia nói với Tào Tháo "Sách xuân thu có viết pháp luật không áp dụng với người tôn quý" Tào Tháo mừng nhưng vẫn cắt tóc thay đầu.

KimChuaXau said...

@Tuong Can: “Pháp luật xứ ta có điều khoản không hồi tố” đúng là PL VN chưa có điều khoản này nhưng có một số trường hợp cụ thể vấn cho phép hồi tố
có thể tham khảo ở đây http://www.vietnamluat.com.vn/index.php?option=com_kunena&Itemid=34&func=view&catid=30&id=20
Bác Lý nói: “Nguyên tắc của pháp luật vô giai cấp là BẤT HỒI TỐ” ở đây hiểu theo câu “vô giai cấp” nghĩa là không có giai cấp. Nếu một nhà nước không có giai cấp thì sẽ không có pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ xã hội của Nhà nước đó nữa (bản chất Nhà nước và Pháp luật). Theo em Bác Lý nên nói: Nhà nước vô giai cấp sẽ không có pháp luật và không có hồi tố.

Lý Toét said...

Nhà nước vô giai cấp sẽ không có pháp luật và không có hồi tố. @ Xau,

Vô giai cấp mới cần tới pháp luật, và thuộc tính của pháp luật là bất hồi tố.

Hữu giai cấp thì cần gì pháp luật nữa. Vì giai cấp thống trị soạn thảo luật có lợi cho nhóm lợi ích của họ, và thay đổi luật khi họ muốn. Vậy pháp luật đâu còn có ý nghĩa.

KimChuaXau said...

Bản chất của Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật mà bác (nó khác với các quy phạm xã hội khác). Bác nói “Hữu giai cấp thì cần gì pháp luật nữa” vậy thì Nhà nước nó lấy phương tiện gì để thực hiện ý chí của mình cũng như điều chỉnh các quan hệ xã hội?

Lý Toét said...

@ Kim Chưa Xâu,
Chuyện dài lắm, nó tương tự như Từ khi có môn Lịch sử thì lịch sử không còn là lịch sử nữa. Đại khái thế.

Pháp luật là thỏa hiệp (chứ không phải áp đặt) xã hội nhằm bảo vệ một cộng đồng, từ đó mới sinh ra nhà nước để thực thi quy ước đó. Đại khái gần giống như hương ước vậy.

Có pháp luật rồi mới có nhà nước, chứ không phải ngược lại. Còn nếu không thừa nhận nhà nước nào đó thì dân chúng đã vô hiệu cái gọi là pháp luật do nhà nước đó quy định.

H said...

Các bác Lý và Tuong Can,

1/ Hồi tố nghĩa là lấy luật mới áp dụng cho chuyện cũ trước khi có luật đó. Luật hình của ta có từ trước vụ tiền bạc, nếu có áp dụng thì không phải hồi tố. Hay các bác muốn nói nghỉ việc mà xử gọi là hồi tố?

2/ Vấn đề hồi tố không liên quan gì đến vụ này. Lý do thực sự là pháp luật không dành cho kẻ cai trị, nó là ý chí/công cụ của kẻ cai trị để nắm đầu kẻ bị trị. Điều này là chân lý đặc biệt ở xứ ta.

3/ Ông Đại tá, nếu bị xử, thì không phải "chỉ là nhân chứng" như bác Lý viết, mà còn là đồng phạm, tức cùng với các ông/bà khác phạm tội. Ông ấy chỉ không phải chủ xị thôi.

Cô Cấn said...

Ông Tăng Minh Phụng không có "hậu Phương vững" nên tèo mặc dù kho hàng và xí nghiệp may tốt nhất đương thời.
Doanh nghiệp Huy Hoàng cháu của cụ nợ nhiều hơn vẫn được cứu.
Bùi Tiến Dũng oan so với người khác nguyên nhân là bác Tiến muốn làm UVTW.Em trực tiếp làm một ít dự án quốc lộ 18 thấy không thể tham nhũng đáng kể vì vốn ODA lại có tư vấn Mỹ giám sát.Mấy trăm tờ báo đánh hôi làm sao cãi đươc.Bằng chứng là kiểm toán Nhật thấy không có vấn đề,công trình tốt,giá rẻ.
Một vài lỗi rất nhỏ do nhân viên,thầu phụ:Bê tông cốt tre ở cọc phân cách là do cọc đó chỉ dùng tạm mà tổng số thép làm độ 2 tấn.
Đại lộ Thăng Long mới đáng lo ngại vì ăn bớt từ thiết kế.
Hại nhất là ở HN cứ 1 tỉ tiền làm đường thì phải mất 8 tỉ tiền giải phóng mặt bằng.Tương đương với xây mấy thành phố mới.

Lý Toét said...

Dear H,

Đúng như H nói, mấy ông nhà mình không liên quan gì đến Hồi tố hay Bất hồi tố.

Các quan chức Úc hối lộ tổng số tiền khoảng 60 trệu Úc kim từ Á châu đến Phi châu. Các nước Á châu có Mã lai, Nam Dương và VN mình.

Sự khác nhau giữa VN với nhưng nước kia là ở chỗ, tiền lại quả về Ngân hàng Trung ương Mã Lai và Nam Dương nên chính quyền những nước này hợp tác điều tra. Còn đối với VN, tiền này giao cho cá nhân và không liên can đến Ngân hàng Nhà nước nên NHNN không có căn cứ để hợp tác. Còn điều tra cá nhân thì gặp 2 trở ngại:
1. VN với Úc chưa có hiệp đinh dẫn độ
2. Những người này không có mặt trên đất Úc

Chính phủ VN nói chung và NHNN VN nói riêng không có trách nhiệm trả lời những câu hỏi của cơ quan điều tra Úc.

Trong quá khứ có những người trong ngành hàng không được xem là tội phạm (như chuyển tiền, buôn hàng cấm) bị bắt giữ trên đất Úc. Chưa có trường hợp nào phía Úc cử người sang VN để bắt cả.

Còn việc cử một Đại tá, đây có thể là đòn phân hóa nội bộ Úc. Chúng ta không quên khai thác và đào sâu 3 mâu thuẫn của CNTB:

1. MT giữa CNTB vs hệ thống XHCN
2. MT giữa CNTB và công nhân các nước CNTB
3. MT trong nội bộ CNTB.

H said...

Bác Lý,

1/ Về phía Úc, đồng ý với các ý của bác từ đoạn hai đến đoạn năm. Vì không có hiệp định tương hỗ tư pháp, cảnh sát Úc không thể dẫn độ công dân VN vi phạm pháp luật Úc về Úc xử được.

2/ Về phía VN, không phụ thuộc vào hiệp định tương hỗ, cảnh sát VN hoàn toàn có thể xác minh, khởi tố công dân của mình nếu thấy có dấu hiệu phạm tội (vi phạm luật hình VN), sau đó sẽ điều tra. Nhưng như bản chất của pháp luật nêu ở trển, câu trả lời là không có dấu hiệu phạm tội hay chưa đủ dấu hiệu phạm tội, cho dù có hay không.

3/ Phân hóa nội bộ là được nhìn nhận theo thuyết âm mưu phỏng; cũng có khi không phải, vì được lãnh đạo ta công bố rồi. Nhưng bôi bẩn nhà ông hàng xóm thì nhà mình lại thêm bẩn hơn. Với mong muốn hướng đến cái đẹp và nhân văn của ta, VN ta không bao giờ làm thế.

Lý Toét said...

Dear H,

Thứ 1, phía Úc chỉ quan tâm đến tội phạm mang quốc tịch Úc hoặc tội phạm nước ngoài trên đất Úc. Họ không có trách nhiệm tìm ra tội phạm nước ngoài nhất là những nước không phải đồng minh.

Thứ 2, đã được công bố rồi thì không còn là âm mưu nữa. Phía trên kia tớ chỉ nêu học thuyết đấu tranh giai cấp và 3 mâu thuẫn của CNTB, việc áp dụng thế nào có được xem là âm mưu không?