Thursday, July 7, 2011

Ép giá nông phẩm

Làm nông cũng như những ngành sản xuất khác, ai cũng mong nông phẩm thu hoạch bán chạy và được giá cao. Nhưng nông phẩm có đặc tính là không tồn trữ được hoặc tồn trữ được trong thời gian ngắn và với chi phí rất cao. Do đặc thù đó mà người nông dân không thể chủ động về thời gian bán sản phẩm của họ và người mua lợi dụng để mua với giá rẻ mạt.

Người mua nông phẩm là các công ty, tập đoàn có giấy phép độc quyền xuất khẩu hoặc gần như độc quyền như là các doanh nghiệp chế biến. Với danh nghĩa an ninh lương thực, an ninh thực phẩm, một số Tập đoàn được nhà nước bảo đảm thu mua nông phẩm để xuất khẩu. Họ nắm rõ tổng khối lượng cần thu mua để đáp ứng hợp đồng xuất khẩu, nhưng không bao giờ hợp đồng với nông dân mà để chủ động ép giá. Khi nào cần hạ giá mua vào, họ ngưng thu mua, nông dân phải bán tháo.

Đến lượt nhà đầu cơ mua gom với giá rẻ để trữ hàng. Nhà đầu cơ là những người có chung lợi ích với những tập đoàn độc quyền được kể ra trên kia.

Tuy hoàn toàn lệ thuộc vào người mua nhưng nông dân không bao giờ ký hợp đồng với người bán trước khi đầu tư canh tác. Giá nông phẩm đầu ra vào mùa thu hoạch hoàn toàn do "thị trường" của những nhà đầu cơ chi phối.

Năm nào cũng vậy, được mùa có nghĩa là giá rớt thê thảm, thương lái hoặc dìm giá hoặc trả chậm hoặc cả hai. Người nông dân làm ra sản phẩm nhưng không có quyền ra giá hay ra điều kiện mua bán. Người mua luôn tạo ra trạng thái "ế thừa". Do đó mà trong quan hệ người mua luôn nắm vai trò chủ động, nông dân luôn ở thế bị động.

Khi có người mua thứ ba từ bên kia biên giới xuất hiện thì tình hình sẽ khác, trạng thái "ế thừa" nông phẩm biến mất, tác dụng có lợi cho nông dân. Lúc này người mua truyền thống sẽ la làng lên nào là Thương nhân nước ngoài mua vét, Thương nhân nước ngoài tận thu, Thương nhân nước ngoài săn lùng nông phẩm, Chiêu phá giá của Thương nhân nước ngoài , Doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với Thương nhân nước ngoài và nhiều giọng điệu khác nữa.

Các doanh nghiệp thu mua trong nước mất thế chủ động dìm giá nông phẩm đưa ra những luận điệu phi thị trường như là Thương nhân nước ngoài tận thu làm nguồn cung thiếu trầm trọng, Thương nhân nước ngoài săn hàng đẩy giá lên cao, Doanh nghiệp lao đao với Thương nhân nước ngoài, Thương nhân nước ngoài mua vét làm cạn kiệt nguyên liệu, Chiêu kích giá của thương nhân nước ngoài làm kẻ đầu cơ trong nước lỡ đà mua hớ ...

Thế là đã rõ, khi có sự xuất hiện của người mua thứ ba , người mua "truyền thống" mất thế độc quyền để ép giá, người nông dân bán nông phẩm được lợi nhờ sự cạnh tranh. Lúc này bài ca Hài hòa giữa lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp - Nông dân lại được cất lên.

Tuy không phải lúc nào nông dân cũng bán được giá cao nhưng thực tế cho thấy ký hợp đồng mua bán trước khi đầu tư nuôi trồng thì sự thịnh vượng được thấy rõ.
Điều này lại ngoài ý muốn của các doanh nghiệp thu mua nông phẩm độc quyền.

41 comments:

Nguyễn Quang said...

Bài viết gia tăng mâu thuẫn giữa giai cấp cần lao và bọn chủ tư bản trong nước. và bọn chủ săn sàng liên kết để gây sưc ép với lao động khi họ có ý thoát khỏi vòng bóc lột. gấy chia rẽ mất đoàn kết dân tộc. lại công thêm bênh vực thương lái TC như vậy là hành động... (thân tàu?)

Ngoài ra còn tiến hành đả kích hệ thống báo chí một công cụ đắk lực của đảng.

Unknown said...

Good job! Bác Lý.

Có vẻ như phong trào "dìm hàng" Trung Quốc đang mang lại rất nhiều lợi ích cho nhiều phía nhỉ!

Cô Cấn said...

Báo chí thường viết về điển hình để người dân thấy lợi làm theo.Việc này có lợi nhiều hơn có hại.

tualua said...

Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới tạo nên sự phát triển, độc quyền để lũng đoạn thị trường chỉ đem lại cho một ít nhóm lợi ích thân hữu.
Chừng nào còn dộc quyền thì người thiệt vẫn sẽ là những người thấp cổ bé họng.

BS Hồ Hải said...

Tớ chưa thấy lũ nào ngu như lũ nhà báo Việt. Nông dân thì không được chính quyền làm kế hoạch sản xuất để lũ thương gia nhà nước và tư thương ép giá để bỏ ruộng vườn đi làm gia công thuê sống lây lất nghèo đó.

Nhưng khi nông dân làm ra sản phẩm có được tụi Trung Hoa tranh nhau mua được giá thì thi nhau chửi là ao làng của Trung Hoa.

Phàm là anh làm ra sản phẩm chỉ mong bán được đắt hàng và có giá cao. Nhưng vì ghét và căm thù chính khách Trung Hoa mà phải la làng để hại nông dân mình thì có phải là bồi bút và văn nô chính khách hay không? Đúng là lũ này không thể giáo dục được rồi.

Nguyễn Quang said...

Báo chí cực đoan không đúng chỗ. Sao các báo chi không PR cực đoan cho Mua hàng của tàu mà lại PR cực đoan cho bán hàng cho tàu.

Họ không biết răng nhập siêu từ tàu trong 6 tháng đầu năm chiếm 70% nhập siêu quốc gia. phải làm gì để bảo vệ nền kinh tế của dân tộc. vậy hãy ngấm ngầm cấm tàu bán hàng vn và cho phép vn bán cho tàu. như vậy mới là cực đoan theo xu hướng đúng đắn.

Meo Luoi said...

để Mèo thử giải thích một chút về hành động của các nhà báo Vịt nhé. Nguyên nhân có thể:
1. được thuê viết do các tổng công ty, thương lái, giới đầu cơ.
2. hùa theo tâm lý đám đông: chống Tàu: ghét nhau ghét cả đường đi lối về. Bất cứ đề tài liên quan đến tàu cũng là 'nóng' hiện nay.
3. được bật đèn xanh từ các quan: nên nếu dân có phàn nàn giá lương thực thực phẩm tăng cao hiện nay thì nguyên nhân rất dễ nhìn ra: là do Tàu phá ta, thu mua hàng hóa để tạo khan hiếm.
4. bản thân các bác nhà báo chắc cũng bức xúc vì đi ra chợ mà bà hàng cua cho đến hàng rau đều bảo giá tăng vì khan hiếm, mất mùa, bệnh dịch và vì thương lái Tàu.
5. ngu dốt + tất cả các yếu tố trên cộng lại.

tualua said...

Không biết còn bao nhiêu con Sâu kiểu này tồn tại trong bộ máy nhà nước. Ôi những con Sâu này mà leo lên nữa thì không bik sao đây. Chắc là nhanh chóng mục rỗng mà thôi haha.. Mong thế?!

Lý Toét said...

Một lần nữa quy luật Bàn tay vô hình thể hiện sức mạnh của nó. Chỉ cần có tự do thương mại là người lao động đã có thể hưởng thành quả tiệm cận với công sức của họ.

Báo chí VN có chức năng tuyên truyền với chủ trương bảo vệ các Tập đoàn kinh tế quốc doanh chiếm "chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân", được phép tấn công vào những lực lượng kinh tế ảnh hưởng đến sự độc quyền của họ.

Việc mở của cho thương nhân nước ngoài vào cũng nhờ lực lượng độc quyền khác nhưng thế lực nhỏ hơn.

Thương nhân nước ngoài ở đây phải là TQ mới có "quyền" cạnh tranh với các Tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên, nếu không hợp đồng trước khi đầu tư nuôi trồng, việc thiệt hại vẫn thuộc về nông dân.

Lý Toét said...

@ Tualua,

Tớ lại ủng hộ những con sâu ấy. Vì phân chia không đồng đều mà những con sâu ấy mới lộ mặt.

Những lãnh đạo kinh tế mà học đàng hoàng, họ vừa nắm rõ quy luật kinh tế lại vừa làm người ra luật thì chỉ có chết dân đen thôi. Việc làm luật của họ là độc quyền và vì lợi ích trong phe nhóm mà thôi.

tualua said...

@bac Lý.

Nhất trí với bác, nhưng dù sao một người được gọi là ăn học đàng hoàng thì tôi vẫn tin họ sẽ có lương tri hơn những kẻ khác.

Tualua.

Cô Cấn said...

Bác Lý,bên BS có người hỏi khó,bác trả lời xem.Em đọc toàn từ chuyên nghành chẳng hiểu gì.

Lý Toét said...

Cảm ơn Đậu Tương, nhưng tớ không thấy link

Cô Cấn said...

http://kinhtetaichinh.blogspot.com

Saigonesevn said...

Bác Lý mấy hôm nay không có gì chia sẽ cho ACE àh?

Lý Toét said...

Người Sài Gòn,
Cảm ơn bạn đã hỏi thăm, Sẽ có, sẽ có.

Saigonesevn said...

Thanks Bác Lý. Cái bọn dân ngu bọn em thì đói thông tin kiến thức lắm. Suốt ngày chỉ đọc được mấy cái Scandal và giết người, gái gú thôi. Khổ

Lý Toét said...

@ NSG,
Ai lại nói thế. Tớ chỉ tổng hợp thông tin từ nguồn Cướp - Giết - Hiếp chứ có bao giờ dẫn từ nguồn "phản động" đâu.

Saigonesevn said...

Ấy ấy em đâu nói Bác là phản động gì đâu ạh. Ý em là đọc hòai những cái tin vớ vẫn riết chẳng có gì đọc. Trong khi đó thì XH thì đang biến chuyển từng ngày.

Lý Toét said...

Ừ, tớ sẽ cố gắng

Saigonesevn said...

Bác Lý chia sẽ tình hình Y tế giáo dục tại VN với ACE với ạh.

Võ Thiện said...

Like mạnh bài này, he he. Do không có chỗ để like nên còm mền. :D

Lý Toét said...

Ừ. Dân mình đi coi hát, không xem tuồng mà chỉ xem đào kép.

Anonymous said...

bài viết khá hay, thank bạn vì bài viêt, nhà mình cũng cấy ít nhưng bán thóc lúa rẻ quá híc,

pín said...

bài nài tôi ưng lắm anh Lí toét ơi he he he, xin phép đc lôi lên cho bọn phò mặt lồn trâu wed tre tho nghiên cíu.

Lý Toét said...

OK, anh Pín.

Viết linh tinh... said...

BS nói thế tôi chê, đcm. thực sự. Bọn báo chí có câu Ngậm miệng ăn tiền hoàn toàn đúng trong chuyện này, nó khôn lắm chứ đéo có ngu đâu BS ạ

Lý Toét said...

Lọi Le trình bày kỹ hơn được không,

Bọn kền kền nó đâu chịu ngậm miệng, nó quang quách để ủng hộ cho độc quyền thu mua nông sản của vina fút đấy chứ.

Viết linh tinh... said...

Mụ Lý lại đá đểu anh em rồi.
Nó quang quác thì mới có xèng của vina fút mà đớp, có xèng của tuyên giáo, của hầm bà lằng đủ kiểu. Thời buổi đong xèng, hơi sức đéo đâu mà đi làm trái ý B, mà nhà báo lừa cũng ác chứ đéo phải chơi, có xèng thì viết khác, đéo có xèng là đập cho chết thẳng cẳng
Ngay mới đây đảng ủy Goong đã đập cho thằng Tuổi trẻ tơi tả vì viết nhiều bài có tư tưởng chống Tàu, ban tuyên giáo cũng đòi kỷ luật nó, nhưng tụi Thanh niên thì thoát vì nó trực thuộc trung ương, đéo thuộc Goong quản lý, thế mới tài
Như Mụ Lý đã từng nói, báo chí Lừa chỉ tin khoảng 30%, còn nghe lời bọn nhà báo thì chỉ có đốt nhà

Lý Toét said...

Tớ lấy 100% dữ liệu aka thông tin từ lá cải (do Bộ 4T quản lý), hay ai đó nói tớ tin báo đảng 100% cũng đúng. Tôn chỉ của tớ là nói ra những gì mà lá cải không tiện nói.

Không phải nghe lời hay không nghe, mà ta phải vạch trần những gì báo chí cách mạng nói láo.

Nhân ngày báo chí cách mạng, báo đảng cũng có bài này đáng đọc lắm chứ: http://sgtt.vn/Van-hoa/178731/Doc-bao-giay.html

MBTrading said...

Tôi đọc mà không hiểu gì cả thì ra hôm nay cùng là ngày 7/7 nhưng khác năm 2011/2013

Viết linh tinh... said...

Nói chung lá cải lừa thì chỉ toàn lá cải, hehe

Lý Toét said...

Thế mà vẫn còn nguyên tính thời sự, nhỉ?

Viết linh tinh... said...

Ý của mụ Lý đây:
http://tuoitre.vn/Kinh-te/557653/lua-ca-nhieu-nhung-nong-dan-van-ngheo.html
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/635608/Khong-the-de-nguoi-trong-lua-tiep-tuc-hy-sinh-tpp.html

Lý Toét said...

Vẫn chỉ là vấn đề sản lượng, hay nói đúng hơn là khủng hoảng thừa.

Tuy sản lượng cá không quá dư thừa như sản lượng gạo nhưng cá nuôi lại hướng tới mục tiêu xuất khẩu, đến nỗi giá cá bán ở siêu thị Mỹ rẻ hơn cá bán ở siêu thị VN. Vì thế mà cá basa bị lãnh đòn "bán phá giá".

Có ai bắt nông dân "hy sinh" đâu, họ tự đưa đầu vào rọ đấy chứ. Thời "cấm chợ ngăn sông" sản lượng lúa thấp chỉ bằng 1/3 bây giờ, người trồng lúa miền Tây sống khỏe.

Lá cải ở phía trên lại ru ngủ nông dân thôi. Nông dân chỉ cần được học một khóa ngắn hạn về quản lý thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ sản xuất để chi phí vượt giá bán.

Viết linh tinh... said...

Vấn đề nó ở chỗ đấy mụ Lý ạ, người nông dân chỉ là những con lừa, đéo hơn đéo kém, nhìn thẳng sự thật thế để nói rằng nếu ngưng sản xuất 1 vụ thì có lời ngay, nhưng tiếc là những ý kiến manh mún mà thôi
Vấn đề tôi quan tâm ở link2 là ở 1 khía cạnh cá nhân, Nguyễn Công Tạn là người khai sinh ra chương trình 1 triệu tấn đường mụ Lý ạ, giờ nhìn nhận là dẹp lúa lấy đất chứ đéo phải là giúp dân, mà chuẩn bị là cướp đất, mụ Lý ạ
Nhìn chung với xu hướng này thì ngày đấy sẽ không xa.

Cathnga said...

Ui, Nga mún chưởi cái tụi nô lệ của "nhân dân" quá.
Hu hu hu

Anonymous said...

@ bác Lý,
Bác cho cháu hỏi gần đây báo đảng tuyên truyền nông dân bỏ ruộng, dự lấy đất làm bất động sản hay thu hồi giao cá mập tích tụ (địa chủ đỏ) cháu nghĩ hoài không ra

Lý Toét said...

Khoai Tây,

Báo đảng chỉ vuốt đuôi thôi. Người ta bỏ ruộng vì hết vốn chứ không phải không muốn mần ruộng.

Đi đâu về đâu said...

Tư tưởng bài viết em đã nắm rõ, chỉ xin bàn về người nông dân. Gọi là người nông dân dưới chế độ XHCN chưa nắm kiến thức nền về KT, không có(chắc không thể có) một tổ chức bảo vệ đúng nghĩa và đang bị độc quyền khai thác.
Thầy Lý kêu người ta đừng làm nhiều, tất nhiên là sẽ bớt khổ nhưng không thể giàu lên. Trong ngắn hạn, ai dám làm ít đi đây. Gần đây nhiều nông dân bỏ ruộng cũng chỉ vì không còn tiền đầu tư vụ mới thôi mà.
Nói tóm lại, nói là ngườ nông dân thì phải tất cả người nông dân cùng giảm sản lượng thì may ra...Ai dám đứng ra kêu gọi đây?

Lý Toét said...

Đi đâu về đâu,

Xin vui lòng đọc tranh luận của bài này Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, nhập siêu thì xấu trong đó, Củ Chuối Tây đã lặp đi lặp lại rằng, dẫu người ta có thể không giàu nhưng ít ra cũng không bị khánh kiệt.