Friday, February 10, 2012

Sau một tuần lễ "đổi giờ"

Cảnh kẹt xe thường gặp

Thực hiện "sáng kiến" "đổi giờ làm, giờ học" của Bộ trưởng GTVT, sau một tuần lễ thử nghiệm, đã gây ra hậu quả nặng nề. Cả người lớn lẫn trẻ em bội phần mệt mỏi. Sở GTVT Hà Nội nhận thức được đây là một thất bại trầm trọng.

Thông thường, những quyết định trước khi đưa ra thực hiện thường được mổ xẻ bàn luận và phản biện. Có những dự án bị bác bỏ sau khi dư luận không đồng tình như là Dự án Lát đá vỉa hè Hồ Gươm. Có những dự án được dư luận đồng tình tuy có ý kiến cho rằng hơi lãng phí như dự án Phân làn giao thông.

Lần này, trái với thông lệ, dự án "Thay đổi giờ học, giờ làm" lại bị dư luận thờ ơ tuy ai cũng biết nó sai cả về lý luận và thực tiễn. Về lý luận kẹt xe là do phương tiện di chuyển cá nhân chứ không phải vấn đề giờ giác. Về thực tiễn, trên thế giới chưa ở đâu làm như vậy cả. Và trên hết, thực tiễn Việt nam, những thử nghiệm thường được làm nháp ở TP HCM chứ không phải ở Hà Nội.

Sự thờ ơ của dân chúng đối với một quyết sách của chính quyền cho thấy:

Một là, dân chúng biết sai nhưng không phản đối, nó cho thấy một Phép thử của chính quyền đã bị dân chúng vô hiệu hóa. Là khẳng định Trí tuệ của lãnh đạo không còn ở Đỉnh cao nữa.

Hai là, chính quyền Hà Nội "thử nghiệm" cho Bộ trưởng làm thay công việc của Sở GTVT Hà Nội, qua đó làm mất uy tín của một vị Bộ trưởng mẫn cán và quyết liệt.

Ba là, sáng kiến tăng trưởng kinh tế của Bộ trưởng GTVT đang manh nha có nguy cơ chết yểu.

Thế là, ngày mai lại bắt đầu bằng ngày hôm qua.

(kỳ sau: Bài toán "Đổi giờ làm, giờ học" của Bộ trưởng GTVT)

54 comments:

Cô Cấn said...

Theo mấy bác nói thì HN,SG đều do mấy người tài năng đến ở.Nên cơ sự này chứng tỏ họ chỉ có "Đức".

Quê Hương said...

Chỉ thiệt thòi cho các cháu học sinh, 7 giờ tan trường, rồi mấy giờ mới đươc dùng cơm tối. Đây là hành động tàn ác với học sinh và những người đưa ra sự thay đổi này đáng phán xét. Thật táng tận lương tâm.

Bác Lý: Nhắc đến chuyện lót đá vỉa hè tôi nhớ đến Vũng Tàu, vỉa hè đi bộ chính trên bãi biển mà lát gạch hoa cương bóng láng, một giọt nước cũng đủ ngã vỡ sọ. Nhưng mà người chủ công trình thì có óc đâu mà vỡ???.

Lý Toét said...

Lát vỉa hè nơi công cộng bằng đá là việc nên làm. Tuy nhiên, việc tùy tiện lát đá hoa cương đã đánh bóng vừa lãng phí vừa phản khoa học.

Dương Thường Trực said...

Xin đưa ra 1 thiển ý: Cái v.đề tắc đường theo em là do mô hình giao thông, cùng hệ thống đường chứ ko phải do số lượng người tham gia giao thông. Thí dụ, trên tuyến đường A vào lúc tan tầm có khoảng n số người tham gia giao thông thì tắc đường, nhưng nếu có phân làn, đường rộng cùng mô hình giao thông vs đầy đủ các làn dành cho xe đạp, người đi bộ, ô tô, xe bus...v.v, làn nào để rẽ, làn nào đi thẳng thì vẫn n người đó tham gia giao thông thì sẽ ko tắc đường nếu người dân tuân thủ luật lệ. Hoặc mô hình đó quá xa vời thì cấm đi xe máy là hay nhất...! Chứ đổi giờ làm em chẳng thấy có tác dụng gì, vì đường vẫn thế, lưu thông qua nó số lượng phương tiện tham gia giao thông ko giảm là bao....!

Lý Toét said...

Bạn thấy vấn đề rồi đấy. Do không thể ra khỏi nhà sớm hơn nên không đổi giờ buổi sáng. Nay đổi giờ chiều thì việc tắc đường kéo dài từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối thay vì từ 5 giờ đến 6 giờ như trước kia. Thời gian kẹt xe kéo dại gấp 3 lần nên mật độ xe cộ giảm là đúng thôi.

Bài này phân tích kẹt xe do lưu lượng (xe x km) quá lớn tức là do lạm dụng xe cá nhân trong lưu thông. Từ lý luận này ta thấy rằng mỗi khi đổi tuyến 2 chiều thành 1 chiều lượng xe lưu thông có vẻ nhiều lên do quãng đường xe chạy bị kéo dài ra chưa kể không thuộc đường phải chạy lòng vòng.

Chim lửa said...

Nếu nhà sản thực sự giải quyết vấn đề giao thông thì các ảnh làm gì còn cái gì mà "ăn" nên các ảnh vẫn sẽ chỉ đưa ra những giải pháp "tình thế" thôi.

Lý Toét said...

Sắp ra đáp án rồi đấy. Cố lên.

Chim lửa said...

Giải pháp cho nạn kẹt xe bây giờ là phương tiện công cộng sẽ dẫn đến kết quả sau:
1. Không ai đi xe cá nhân nữa->dùng ít xăng->các anh ấy bị động đến miếng ăn->không làm.
2. Không đi xe cá nhân->các anh cảnh sát đứng đường chết đói luôn->không làm.
Cháu mới nghĩ ra 2 lý do này thôi. Cứ động đến miếng ăn của mình thì các anh ấy chẳng bao giờ làm cả.

Lý Toét said...

Ngân sách của ta có những nguồn thu chủ yếu sau đây:

1. Khoáng sản
2. Thuế giá trị gia tăng
3. Thuế xăng

Giá cả ngày càng cao, chất lượng cuộc sống của đại đa số dân chúng ngày càng giảm. Nhưng nhu cầu đi lại thì không thể giảm, chi phí cho nhiên liệu càng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tiêu dùng.

Khoản thu (1) có giới hạn
Khoản thu (2) giảm do giảm cầu tiêu thụ
Cho nên phải tận thu khoản (3). Làm sao càng tiêu thụ nhiều xăng dầu càng tốt.

nylon man said...

Việc lưu thông, tắc đuờng cũng tương tự như lưu chuyển dữ liệu trong hệ thống mạng máy tính, theo đó con đường = băng thông (bandwidth), xe chạy (lớn, nhỏ) = dữ liệu (data). Để giải quyết nghẽn mạng người ta dùng
2 cách:
1. Mở rộng băng thông --> mở rộng đường: không khả thi
2. Dùng bộ định tuyến (router), router đóng vai trò trung tâm điều khiển, phân luồng. Ta có thể làm theo cách này như các nước phát triển, tức dùng hệ thống GPS & Navigator để chỉ đường và cảnh báo kẹt xe. Nhưng do VN chủ yếu là xe 2 bánh, không thể dùng Navigator, nhưng ta có thể lắp đặt các bảng điện chỉ dẫn và cảnh báo (đại loại thế) những tuyến đuờng đang kẹt xe (và có nguy cơ kẹt xe) và chỉ dẫn phân tuyến. Vấn đề là phải kết nối và quản lý tất cả bảng chỉ dẫn về 1 trung tâm điều khiển duy nhất (như router). Việc này là không quá khó, tốn kém và tất nhiên, không giải quyết triệt để tắc đường nhưng chắc là sẽ giảm tải trên những cung đường kẹt xe hay có nguy cơ kẹt. Hệ thống đường xá VN chằng chịt đường ngang/ hẻm nhỏ cũng cần phải đưa về quản lý thống nhất. Đấy là giải pháp cơ bản trước mắt, lâu dài cần giải pháp đồng bộ như đường song hành (trên cao), giãn dân ....Vài ngu ý.

Lý Toét said...

Lưu thông mà suy luận từ lưu chất đã sai rồi mà suy luận từ điện tử càng sai hơn nữa. Con người khác với vật chất là ở chỗ có ý thức ... phá hoại.

Thông thường kẹt xe sẽ xảy ra khi lưu lượng vượt quá năng lực thông xe. Nó giống như cái van tiết lưu, mở van ra thì tăng lưu lượng.

Trường hợp đô thị Việt Nam lại khác, chuyển động giống như lưu chất là chất rắn có kích thước khác nhau và không được bôi trơn do đó mà hay xảy ra kẹt kiểu cổ chai. Nút chai ngày càng hẹp lại cho đến khi tắc nghẽn hoàn toàn.

Tắc nghẽn lại chỉ xảy ra ở cổ chai và hậu quả lan rộng. Những chỗ khác lại không bị kẹt như nhức cách thức kẹt xe thông thường khác - dòng xe kéo do bị chặn (chẳng hạn 1 vụ tai nạn hay sập cầu hay lở đường), hết chặn hết kẹt xe.

Quê Hương said...

Tôi nghĩ là một phần do các biển chỉ dẫn bé nhỏ, để không đúng chỗ, đến gần rồi mới báo thì làm sao phản ứng kịp.

Cần cảnh sát giao thông đứng tại chỗ hay bị kẹt để điều khiển giao thông.

Một điều nữa là dân mình uống bia rượu vào rồi vẫn lái xe, chỉ có người điên chứ không có xe điên (báo chí hay dùng từ này).

Lý Toét said...

Nạn kẹt xe chỉ xảy ra vào giờ công chức đi tới sở làm. Cho nên những yếu tố trên không phải chủ đạo, mà là chủ trương của chính quyền muốn như vậy. Người dân phải tự nguyện chạy xe đi làm và đưa đón con đi học, Nhà nước có những cái lợi sau:

1. Bảo đảm nguồn thu thuế thông qua lượng xăng tiêu thụ.
2. Người dân dành 10% thời gian trong ngày (24h)hoặc 15% thời gian không dành để ngủ vào việc đi lại. So với thời gian làm việc để mưu sinh tương ứng là 30% và 50%. Người ta không có thời gian để nghĩ đến chuyện gì khác ngoài mưu sinh và đi lại.

Quê Hương said...

Bác Lý,
Vậy thì còn gì để nói nữa :)
Ôi quê hương!

Lý Toét said...

Bởi vậy người ta mới phải tha hương.

Chim lửa said...

Đảng ta có chủ trương: "nhân dân" không "tự nguyện" thì ép buộc. Theo cháu cứ để "tự nguyện" cho nó thoải mái chú à.

dao vien said...

VÀ cả đời luôn giải nắng dầm sương...

dao vien said...

chú lý nói
"1. Bảo đảm nguồn thu thuế thông qua lượng xăng tiêu thụ.
2. Người dân dành 10% thời gian trong ngày (24h)hoặc 15% thời gian không dành để ngủ vào việc đi lại. So với thời gian làm việc để mưu sinh tương ứng là 30% và 50%. Người ta không có thời gian để nghĩ đến chuyện gì khác ngoài mưu sinh và đi lại."
cỡ tầm nhìn như ông bộ trưởng đinh, liệu chú lý có đánh giá quá cao đồng chí ấy không?
chú lý cũng có nói
"Trường hợp đô thị Việt Nam lại khác, chuyển động giống như lưu chất là chất rắn có kích thước khác nhau và không được bôi trơn do đó mà hay xảy ra kẹt kiểu cổ chai. Nút chai ngày càng hẹp lại cho đến khi tắc nghẽn hoàn toàn.

Tắc nghẽn lại chỉ xảy ra ở cổ chai và hậu quả lan rộng. Những chỗ khác lại không bị kẹt như nhức cách thức kẹt xe thông thường khác - dòng xe kéo do bị chặn (chẳng hạn 1 vụ tai nạn hay sập cầu hay lở đường), hết chặn hết kẹt xe."
vậy đc # có thể cũng đã nhìn ra được vấn đề, nhưng cách thực hiện thì lại quá trơ trẽn và thiếu kiến thức lẫn tầm nhìn đúng với câu
ngu dốt cọng nhiệt tình bằng phá hoại.
nhiệt tình với dân hay với đảng cũng đều dẫn đến phá hoại trong trường hợp này.
nhưng cũng qua ý 2 được trích dẫn từ chú lý, thì vấn đề kẹt xe ở ta là do trong cùng một thời điểm, lượng xe dồn tại một nút, vậy có phải nếu nghiêm túc tìm biện pháp bằng những ngiên cứu thật chuẩn thì có thể giải quyết k chú?
chẳng hạn làm cho lượng người phân bố đều hơn( dĩ nhiên k phải thay đổi giờ như đc #) bằng những ng cứu về nhu cầu, chẳng hạn, đón con ở các trường học, thì phải có sự phân bố các trường hợp lý...

Lý Toét said...

Dear Đào Viên,

Tớ nhiều lần nói rồi, rằng các bác đang cưỡi đầu cưỡi cổ chúng ta không có gu dốt như ta nghĩ. Trái lại các bác ấy quá khôn trong việc hưởng lợi hơn chúng ta, quá khôn trong việc duy trì sự ăn trên ngồi trốc trên đầu chúng ta.

Khi mới lên nhận chức Bộ trưởng, đ/c Thăng đã có 2 lời hứa:

1. Hạn chế tiến tới cấm xe máy
2. Tịch thu xe máy đua trái phép

Tớ đã có bài viết khích lệ việc này. Lời hứa ấy chưa kịp thực hiện, lập tức gặp phản ứng của 2 ngành là Xăng dầu và Công an, vì dẹp 2 thứ này thì lấy gì ăn.

Dương Thường Trực said...

Đ/c Thăng làm trong nghành xăng dầu, chẳng nhẽ đ/c ấy lại tự chặn miếng ăn của mình? Hehe

thangCuoi said...

Bác Lý nói: "Thế là, ngày mai lại bắt đầu bằng ngày hôm qua."

he he he ... Lâu nay chui về cố quốc đọc bờ lốc mới gặp câu này nghe phê hơn thuốc lào!

Lý Toét said...

Lại thêm một người hiểu sai nữa. Xăng dầu, có mấy loại xăng dầu, có rất nhiều loại xăng dầu. Chỉ riêng tập đoàn anh Thăng có cả trăm loại, trong đó chỉ đào mỏ có lời còn lỗ tất.

Anh Thăng là dầu, không phải xăng, mà dầu khai khoáng, tức dầu hỏa. Còn xăng dầu tức dầu nhập khẩu và phân phối chia đều cho một số anh trong đó có anh quân đội.

Lý Toét said...

Tớ nghe ai đó nói rằng "Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay" ngụ ý rằng hãy làm đi đừng chần chừ gì nữa. Nhưng tớ lại thích "Khi nào đễn ngày xưa" hơn.

Dương Thường Trực said...

Cảm ơn bác Lý đã giải thích, he he

nylon man said...

Ý thức giao thông (kém, hay phá hoại theo quan điểm LT) của dân Việt chắc chắn đang đuợc cải thiện tốt lên, ít nhất, là cũng nhờ mấy anh "đứng đường" luôn rình rập chờ "con mồi" sơ hở. Việc kẹt xe, dưới bất kỳ nguyên nhân nào, là do xe cộ không có khoảng trống để di chuyển, tức nói đến mật độ lưu thông tại một thời điểm. Nếu giảm được mật độ bằng cách rẻ nhánh là điều khả dĩ vì hệ thống đường xá đặc thù tại VN. Con người vẫn đang được điều khiển "computerize" tại các nước phát triển đấy thôi.

nylon man said...

@LT: "chỉ đào mỏ có lời còn lỗ tất" thì e rằng bác phát biểu cảm tính chủ quan và chưa hiểu hết PVN. Thật ra thì ngành công nghiệp hóa dầu của họ (nhựa, phân bón...), logistic, xuất khẩu nông sản....mang lại lợi nhuận khá lớn đấy !

Lý Toét said...

Bạn tính mang cái Dung Quất ra để lòe tớ đấy à. Hay là đầu tư sang Venezuela của họ.

Thưa với bạn, tất cả các đầu tư về xây dựng của họ đều lỗ, ngay cả những dự án cung cấp cho chính họ.

Số vốn đầu tư của họ PVN thay vì gửi ngân hàng sẽ cho ra lãi còn nhiều hơn.

Còn báo cáo hom trước nói ngành dầu đem lại 40% GDP, tớ chẳng tin.

Lý Toét said...

Tớ không nói đặc thù ý thức giao thông VN là phá hoại. Tớ chỉ nói bản chất giành quyền lợi cá nhân mang tính phá hoại cộng đồng.

Không một Megacity nào cho phép đi lại chủ yếu bằng phương tiện cá nhân cả. Đó là mấu chốt vấn đề.

Thống kê phương tiện ở ta không nhiều nếu như ai đó qui đổi 20 (hay theo một tỷ lệ tương tự như vậy)chiếc xe máy = chiếc ô tô. Kẹt xe ở ta gây ra bởi xe máy nêm chặt vào ô tô.

nylon man said...

@LT: rõ ràng bạn không hiểu biết gì về dự án, thị trường & thị phần của hạt nhựa nguyên sinh PP & dự án phân đạm của PVN.

Thưa với bạn, nylon có thể chứng minh riêng dự án hạt PP thì PVN đã lãi ròng không dưới 4.000 đ/kg ! Bạn có biết trong ngành hạt nhựa nguyên sinh mà lãi ròng 4.000 đ/kg là khủng thế nào không ?

Còn riêng mảng xuất khẩu hạt tiêu đen/trắng & cafe bạn biết mỗi tháng PVN xuất bao nhiêu container/ tháng không ? Bạn biết họ lãi bao nhiệu tiền / container ? Mời bạn ra ICD Tanamexco check thông tin (nếu bạn làm đựơc).

Tất nhiên cũng có nhiều dự án lỗ nhưng đừng vội chủ quan kết luận "lỗ tất" khi chưa nắm thông tin chính xác.

Thân ái.

nylon man said...

Công năng của vỉa hè là dành cho người đi bộ/ tản bộ, không phải để chạy bộ/ thể dục_đã quy hoạch trong công viên.

Ở các nước phát triển như Nhật Bản thì việc lát đá hoa cương vỉa hè là phổ biến, đặc biệt những khu phố mua sắm sầm uất như Namba (Osaka), Yokohama (Tokyo) ....

Nhật Bản họ làm chuyện phản khoa học ?

Lý Toét said...

Tất nhiên đó là ngành bạn đang làm thì bạn nắm rõ về mặt vi mô, tức là kinh doanh ở trong phạm vi doanh nghiệp đó.

Ngay cả PV land của bạn đã từng có lãi hơn cả các doanh nghiệp khác trong tập đoàn sao không liệt kê luôn thể.

Tớ có thể liệt kê ra những ngành kinh doanh không bao giờ lỗ ở xứ ta cả: XK gạo, xăng dầu, lắp ráp xe hơi. Bạn biết lý do tại sao rồi, đó là những mỏ vàng do chính sách tạo ra.

Ngay cả xăng là thứ siêu lợi nhuận, bạn có thể đưa số liệu chứng minh lãi của Dung Quất có bù đắp đủ cho chi phí cơ hội không.

Những gì thuộc về ưu đãi của chính sách thì nó lợi cho người này sẽ thiệt hại cho người kia.

Hơn nữa trong ngành xuất khẩu nông phẩm, cái lãi mà các bạn không nói ra đó là hoàn thuế VAT.

Lý Toét said...

Đá Hoa cương mà tớ nói đến là thứ đã đánh bóng ở ngoài trời.

nylon man said...

Thật sự tớ không phải người của PVN và cũng không có ý "bênh" PVN nhưng có những nhận xét (ví dụ "lỗ tất"...) của cậu là rất cảm tính duy ý chí. Tớ có thể chứng minh những danh mục đầu tư rất hiệu quả, và cũng rất "hậu quả"_tất nhiên, của PVN như tớ đã liệt kê sơ khởi.

Có những danh mục thuộc "sở trường" của PVN nhưng làm rất tệ, đơn cử như ngành hóa dẻo (Phthalic Anhydride với các sản phẩm sơn alkid, dầu nhờn ...) trong khi những ngành "sở đoản" thì làm khá tốt như bột PVC, nông sản, logistic...

Còn nói đến danh mục BĐS hay xây dựng hạ tầng thì "mưa nắng" thất thường như vụ PV Land như cậu nói.

Còn nói đến XK gạo không bao giờ lỗ thì cậu lại thêm một nữa chủ quan duy ý chí, việc này cậu có thể tìm hiểu thêm về những rủi ro (đã xảy ra nhiều lần) về forwarding, logistic, chất khử ẩm silica gel, đó là chưa kể giá cả thị trường....việc XK gạo tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, LT ợ !

Còn việc hòan thuết VAT trong ngành nông sản thì có khối thằng đi tù và xin được đi tù vì nó đấy ! nó không hẳn là lãi như cậu nói đâu nhé.

Tớ hiểu hướng bài viết trên của cậu dẫn dắt người đọc về "thuyết âm mưu" (tớ tạm gọi thế) của PVN & lãnh đạo Bộ. Nhưng hãy thử đặt mình vào vị trí của ông Thăng xem, khi mà việc sử dụng xe 2 bánh đã trở thành thói quen (nhưng tiếc là không thành "văn hóa" như văn hóa xe hơi ở các nước phát triển !) vì tính tiện dụng của nó và đặc tính đường xá xứ ta. Thì việc hạn chế xe máy bằng phương tiện công cộng là rất bất cập & khó khả thi, chứ không hẳn vì "thuyết âm mưu" cậu nói, dẫu ai cũng biết xăng dầu là miếng bánh ngon nhất mà đến giờ chỉ có PVN hưởng (gần trọn) !

nylon man said...

Tớ biết đá hoa cương đã đánh bóng (in đậm) và tớ đang nói về chuyện "phản khoa học" (chứ không phải "lãng phí"). Có lẽ chừng nào mà chính quyền cho lát đá hoa cương, đã/ chưa đánh bóng, vỉa hè ở ...Đà Lạt (!) thì cậu nói đúng toác 100% !

Lý Toét said...

Bạn nylon bắt đầu spam rồi. Đánh bóng chả lãng phí thì là gì.
Bạn chỉ ra nơi nào (trừ xứ VN ra) xem ở đâu người ta đánh bóng đá lát ngoài trời.

Lý Toét said...

Tớ nói chuyện tổng thể, còn bạn đi vào chi ly. Bản thân bạn đã lý giải đầy đủ rồi còn gì - về sở trường sở đoản.

Còn về xuất khẩu gạo, bạn cố gắng hỏi những người chạy giấy phép XK gạo đi rồi biết, bỏ tiền mua quota cũng không được. Rủi ro là ở các đầu mối nhỏ mua gom thôi.

Không phải thuyết âm mưu gì, mà là kinh tế (vĩ mô) nó thế.

nylon man said...

Tớ không quá dốt để hiểu cậu đang nói về kinh tế vĩ mô, không móc, và tớ buộc phải đi vào chi tiết, vi mô như cách cậu nói, để tranh luận (không phải tranh cãi).

Thật sự tớ không cần hỏi người chạy quota XK gạo đâu, tớ có thể alo hỏi thẳng người ký quota đó (khu vực phía nam thôi nhé).

"Rủi ro ở các đầu mối nhỏ..." của cậu là chính xác, nhưng tớ đang nói về exporter/ shipper đấy, vì việc quản trị khâu bảo quản, lưu thông.... là rất quan trọng & tiềm ẩn nhiều rủi ro. Có những lô hàng chỉ vì chất chống hút ẩm (silica gel...) dỏm/ không đúng phẩm....khiến gạo bị mốc meo cũng bị đền không dưới 5k/cont đấy.

"Thuyết âm mưu", nếu có, tớ đã nói là của PVN & Bộ, cậu không cay cú (?) thế.

nylon man said...

Tớ chưa bao giờ nói việc lát đá hoa cương là không lãng phí nhé, tớ chỉ đang phản biện/ tranh luận về quan điểm "phản khoa học", in đậm.

Lý Toét said...

Những cái đó thuộc về kinh doanh aka vi mô không phải kinh tế aka vĩ mô.

Tớ chỉ muốn nói rằng XK gạo là lãnh địa riêng, người ngoài không phải ai muốn vô thì vô.

Có lẽ ta chưa hiểu ý của nhau.

Kinh tế của ta tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc đến mức ngày càng xa nước Tàu, thế là đủ hiểu.

Lý Toét said...

Nylon có vấn đề về đọc không đấy,

Tớ nói rằng lát đá nơi công cộng là hợp lý. Nhưng đá đánh bóng vừa lãng phí mà phản khoa học.

Lãng phí - bạn không cần bàn

Về khoa học, ở Nhật bạn biết thì bạn dẫn chứng. Ở những nơi tớ biết tớ chưa thấy ở đâu ngoài trời có lát đá đánh bóng cả.

Ngay cả trong nhà, những nơi công cộng, tại một số vị trí như bậc thang người ta cũng không lát bằng đá được đánh bóng.

Nhà ga lát đá bóng loáng nhưng trên sân ga lại không. Có ai jogging trên sân ga vậy.

Thành Lợi said...

Hi Người Nylon,
Xin bạn cho biết tên người ký cô ta (quota) XK gạo khu vực phía nam. Xin cảm ơn bạn.

nylon man said...

Ta đang nói về công năng của vỉa hè công cộng thì cậu lái sang bậc thang (nhà) và sân ga ! "câu chuyện rẽ sang hướng khác" rồi nhé.
Nhưng thôi, tớ không muốn làm loãng chủ đề chính của bài viết.

Happy valentine

nylon man said...

Tớ chưa bao giờ tranh luận về nội dung bài viết vĩ mô (?) trên của cậu nhé. Tớ chỉ phản biện, vi mô-chi li, một vài nhận xét/ còm-măng, rất vi mô, cục bộ, tại PVN của cậu, okie chứ ?

P/S: tớ chỉ mới tham gia còm ít hôm blog của cậu và bs HH nhưng gmail đã 2 lần "cảnh báo đột nhập" và yêu cầu tớ "verify" đấy. Ghê thiệt.

Quê Hương said...

Chuyện kẹt xe cũng chưa quan trọng lắm, nhưng gần mặt trời nên có thể kêu gào. Hạy nghĩ tới những dân ở vùng xa xôi có xe đâu mà kẹt (kẹt không có tiền mua xe)vậy mà quanh năm đói rã ra mà CP có đoái hoài đến họ đâu.
Mỗi ngày tôi ngồi xe ít nhất là ba tiếng đồng hồ đi làm nhưng vẫn cảm thấy may mắn vì mình có việc làm kể kiếm tiền cơm gạo.

Tạo việc làm cho dân là sẽ giải quyết hầu hết mọi chuyện.

Lý Toét said...

Quê Hương,
Đường nào cũng tới La Mã. Tuy nhiên đảng ta chưa bao giờ dẫn dân đi hướng về phía La Mã cả.

Chủ đề của bài viết: Kẹt xe cũng là một cơ hội để kiếm tiền. Sau một hồi cải tiến trở về chỗ cũ. Thấy chưa, không thu phí thì không xong, hết cách rồi.

Anonymous said...

Bác Lý xem cái này [http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=11536] để biết nguồn thu như thế nào nhé.

- Thu từ Dầu mỏ (chưa kể khoáng sản khác) hơn 12%
- Thu từ lệ phí xăng dầu ~ 1.6 %.
- Thu Thuế thu nhập cá nhân ~ 3%

Trong khi thuế nhập khẩu xăng dầu dao động từ 0 ~ 6% tùy lúc.

Lý Toét said...

Cảm ơn Tám Huế về nguồn tin,
Tớ nói về các khoản ăn theo tiền đổ xăng bao gồm:
+ Thuế Nhập khẩu
+ Thuế TTDB
+ Thuế VAT
+ Thuế Bình ổn

4 khoản này chiếm không ít hơn 35%

Còn những khoản:
+ Phí xăng dầu (tức phí cầu đường)
+ Phí lưu thông
+ Lãi định mức

Tớ không tính vì nó là chi phí hợp lý.

dao vien said...

dear chú lý
hôm nay cháu nghe trên đài phát thanh đảng về tin tức cấm các bãi giữ xe trên địa bàn Hà Nội, sau vài ngày hiệu lực, tình trạng người dân k có chỗ đỗ xe rất bất tiện, nhiều trường hợp dân đã gọi điện trực tiếp lên ubnd quận để yêu cầu giúp đỡ giữ xe cho dân.?
k biết việc này là như thế nào hả chú Lý?

dao vien said...

dear chú lý
cháu đã đọc bài viết khích lệ của chú dành cho chính sách của đồng chí #.
vậy là chú lý không đúng rồi, chúng ta ai cũng thừa biết là việc hạn chế tiến đến cấm xe máy là việc làm không thể, và thiếu khả thi, phi hiện thực vì:
1. xe máy là phương tiện lưu thông, ít nhất là đến thời điểm này gần như khó có thể thay thế vì đây là nhu cầu đi lại thiết yếu của dân giao chỉ.
2. việc xe lưu thông song hành với lượng xăng tiêu thụ hay giúp tăng đáng kể nguồn thu từ xăng dầu. việc hạn chế, dẫn tới cấm là đi ngược lại quyền lợi của đảng, nên gần như việc này cũng phi thực tế nốt.
vậy hóa ra k phải chú lý đang ủng hộ và khích lệ cho một việc phi thực tế (có thể gọi là trong mộng cũng được) đó sao? vậy là chú lý đã k đúng rồi.
nói tới mộng, chợt nhớ đến tác phẩm hồng lâu mộng, một tác phẩm nổi tiếng.
với một người nổi tiếng như bộ trưởng, cháu chợt nghĩ ra biệt hiệu "đinh mộng lâu" từ mộng trong từ mộng mị, từ lâu trong lâu dài. tên một tác phẩm nổi tiếng thật xứng với một người nổi tiếng(chỉ vui có gì mong chú lý bỏ qua)

Lý Toét said...

@ Đào Viên,

Đảng ta thu được không ít hơn 20% ngân sách thông qua thuế xăng

Và đảng ta cũng khéo léo định hướng cho quần chúng "Cấm xe máy em đi bằng gì?". Ở ta có cái hay là đảng bịt miệng thì không nói nhưng cắt bớt cái tùy tiện thì la oai oái.

Tớ chỉ phân tích về mặt thực tiễn. Các nước đã từng phát triển xe gắn máy, rồi bắt buộc phải cấm: TQ, Đài Loan. Những nước có ý định phát triển xe gắn máy rồi kịp thời dừng: Thái, Mã Lai, Nam Dương.

Cái hại của xe máy nằm ở ngay cái tiện lợi và chi phí rẻ của nó gây ra. Hậu quả của chính sách xe máy là: mất thời gian, tai nạn gia tăng - mà những thứ này không phải cái mà đảng ta quan tâm.

Theo tớ, cấm các bãi đậu xe là chính sách đúng đắn. Hãy trả lại những không gian cho đúng chức năng của nó: vỉa hè cho người đi bộ và an toàn trong lưu thông dưới lòng đường.

Ở ta người ta hay nói đến chữ "đồng bộ" tức là cấm xe máy thì phải phát triển các thứ khác. Tuy nhiên, đảng ta không thực sự muốn cấm vì nguồn thu béo bở như đã nói ở trên.

dao vien said...

cảm ơn chú lý đã trả lời rất có tình, có lý và rõ nghĩa.
dear chú.
chú có nói "Các nước đã từng phát triển xe gắn máy, rồi bắt buộc phải cấm: TQ, Đài Loan. Những nước có ý định phát triển xe gắn máy rồi kịp thời dừng: Thái, Mã Lai, Nam Dương"
chú có thể cho cháu hỏi, đối với các nước đã phát triển, sau đó cấm thì ngay tại thời điểm giao thời đó có xảy ra những vấn đề lộn xộn nào và họ đã khắc phục như thế nào k hả chú?
cảm ơn chú lý

Lý Toét said...

Tất nhiên mọi thay đổi đều gây ra xáo trộn nho nhỏ. Ngay cả Hà Nội cấm để xe máy để giữ mặt thoáng vỉa hè cũng gây ra xáo trộn.

Về phương tiện vận chuyển công cộng đã có kinh tế thị trường điều chỉnh. Vai trò của Nhà nước là thiết kế tuyến rồi cho tư nhân đấu thầu. Tuyến nào vắng khách tư nhân không bỏ thầu thì nhà nước lãnh. Khi nào có lãi lại đem ra đấu thầu.

Tuy nhiên, làm như vậy có lợi cho dân nhưng Lấy Gì Ăn?

VIỆT said...

Chúc mừng bác Lý và chia "vui" với các quan ta!

Tối qua trên VTV đã có cuộc họp giữa các ban ngành tổng kết việc giải quyết kẹt xe ở HN. Kết luận như sau:

- Sau nhiều lần thử, thử nhiều cách nhưng vẫn pótay (pótay là cái chắc - cái này bác Lý đã phân tích và các quan biết chắc) =>>>> cần thực hiện đề án thu phí xe xá nhân như bộ GTVT đã đề xuất!

- Lý do thu phí: có tài chính để di dời nhà máy - xí nghiệp, trường đại học ra khỏi trung tâm thành phố! Câu hỏi nên đặt ra: vậy mấy mảnh đất trống đó sẽ ra sao?!?? Các sếp lại phải chuẩn bị xây dựng cơ sở mới! Quỹ đất của SG và HN đã hết chỉ còn 2 loại trên mà thôi. Còn 1 loại đất nữa nhưng các quan không dám sờ là đất quân đội.

Một mũi tên trúng trăm chim! Ai cũng vui. Em là dân đen em cũng vui lây!!!

Lý Toét said...

Thú vị nhỉ. Trước đây hệ thống các cửa hàng Lương thực ở ở Hà Nội cũng tự nhiên "vô chủ" và được Tư hữu hóa một cách thầm lặng.

Tớ ủng hộ biện pháp thu phí. Lực lượng cảnh sát và công chức sẽ phải tăng quân số tuyển mộ thêm 15% công chức nữ. Để trả lương cần phải tăng thuế hoặc buộc bội chi gây ra lạm phát.