Nợ xấu đang được báo chí nâng tầm quan trọng lên như một cao trào. Số liệu về nợ xấu ngày hôm nay khác với số liệu ngày hôm qua và cũng số liệu đó sẽ trở nên lạc hậu vào ngày mai.
Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là một con số đẹp, bình quân 8.6% mỗi tháng và nợ xấu hiện nay chiếm 8.6% tổng dư nợ.
Nợ xấu là cái gì mà đem lại mối bận tâm cho toàn bộ hệ thống chính trị?
Với một người nội trợ, nợ xấu có ảnh hưởng bằng lạm phát hay không?
Nợ là nghĩa vụ phải trả gắn liền với một khoản vay. Một giáo sư Kinh tế học của Việt Nam đã từng nói đại ý Một doanh nghiệp không có nợ thì không phải là một doanh nghiệp. Quy trình vay là Vay - Kinh doanh - Trả nợ vay. Quy trình này không thực hiện được đến cuối cùng thì được gọi là nợ xấu.
Muốn vay ngân hàng một khoản tiền, doanh nghiệp phải thế chấp cho ngân hàng một tài sản có giá trị lớn hơn món tiền vay đó. Thông thường ngân hàng cho vay số tiền tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế chấp này do ngân hàng định giá với sự đồng ý của người đi vay, thông thường bằng 70% giá trị thực tế giao dịch trên thị trường.
Theo khế ước vay, khi đáo hạn mà không trả cả vốn lẫn lãi thì người vay phải chịu bị phạt quá hạn, quá thời hạn ghi trong khế ước mà người vay không trả thì ngân hàng có quyền tịch biên tài sản thế chấp, phát mãi để thu hồi vốn, quyết toán công nợ với người vay. Rõ ràng là ngân hàng hoàn toàn nắm đằng chuôi, nợ xấu không phải là vấn đề của ngân hàng mà là vấn đề của người đi vay.
Đối với người gửi tiền, ký thác cho ngân hàng một số tiền để hưởng một khoản tiền lãi định kỳ mà vẫn giữ được giá trị món tiền gốc. Vậy kỳ vọngcủa người gửi tiền là tiền lãi chứ không phải tiền gốc. Và lợi ích của người gửi tiền gắn liền với lợi ích của ngân hàng. Ngân hàng bảo toàn được vốn đồng nghĩa với tiền của người gửi được bảo toàn. Thực tiễn, những người gửi tiền bình chân như vại, ung dung hưởng lãi tiền gửi mà không e sợ nguy cơ nhận tiền bồi thường của bảo hiểm tiền gửi. Cho đến nay chưa thấy có dấu hiệu người gửi rút tiền hàng loạt.
Một chủ thể khác là Nhà nước, Nhà nước xem Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không phải là doanh nghiệp quốc doanh mà là DN Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV). Theo đó, nợ của DNNN do DN đó chịu trách nhiệm, không phải là nợ công. Việc nợ xấu cao hay thấp không ảnh hưởng gì đến sự điều hành của chính phủ hay nói cách khác Chính phủ không có can dự trong việc nợ nần của DNNN.
Về phần doanh nghiệp, các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt không phải vì nợ xấu mà vì chịu tác động đồng thời hai yếu tố vừa chi phí cao vừa sức mua giảm. Lạm phát làm sức mua của dân chúng giảm sút và lãi suất của ngân hàng cao dẫn đến tăng chi phí sản xuất.
Phải chăng, nợ xấu là yếu tố nhập khẩu từ bên ngoài làm cho giới truyền thông hốt hoảng.
Kỳ tới: Nợ xấu (nếu có) thì giải quyết thế nào
Loại tài sản thế chấp phổ biến nhất |
Giá nhà tại VN |
Người thụ đắc cuối cùng |
Nguồn tham khảo:
- Mỗi tháng, nợ xấu tăng 8,6% (VEF)
- Nợ xấu của hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202,000 tỷ đồng, chiếm 8.6% tổng dư nợ (vietstock)
- Nợ của DNNN không phải là nợ công (TBKTSG)
70 comments:
Trích :"nợ xấu không phải là vấn đề của ngân hàng mà là vấn đề của người đi vay".
Trích :"người vay không trả thì ngân hàng có quyền tịch biên tài sản thế chấp, phát mãi để thu hồi vốn, quyết toán công nợ với người vay".
Thưa chú Lý:
Ngân hàng sẽ làm gì với khối tài sản thế chấp của người vây.Trong khi đó vẫn phải trả lãi ( có thể là cả gốc)cho người gửi tiền tại ngân hàng. Rõ ràng là nợ xấu người vay đã trở thành nợ xấu của ngân hàng. Một điều cần chú ý nữa là:" Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu đến từ các hoạt động tín dụng, chiếm đến 80%.Đã ko thể thu hồi được nợ cũ thì làm sao có tiền mà cho vay tiếp, chưa kể các khoản phải trích lập dự phòng.
Với tỉ lệ nợ xấu chiếm 8,6% của tổng dư nợ ( tổng dư nợ khoảng 2,5 triệu tỷ đồng). Tính ra con số nợ xấu đã chiếm hết vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Nói cách khác, về mặt kỹ thuật, các ngân hàng Việt Nam đã phá sản
Nợ xấu đối thế giới là chuyện rất bình thường vì đây chính là phần rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu tương ứng với lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho người đi vay. Nếu ngân hàng làm không tốt thì sẽ theo quy luật đào thải của thị trường thôi. Còn ở VN, nợ xấu xuất hiện chủ yếu là từ cái đuôi "định hướng XHCN" mà biểu hiện rõ ràng của nhất là từ anh em nhà Vina - banana. Cho nên phải làm cho to lên để mọi người cùng gánh chịu chứ. Hôm trước bác Nguyễn Đình Cung đã có 1 câu rất hay: Lãi ăn, lỗ dân chịu đấy
Dear Spirit !
Nợ xấu không đơn giản như Bác nghĩ đâu, nếu tính theo cách tính của thế giới thì nợ xấu của Việt Nam không dưới con số 25 % như Ông Kiến Thành đã nói đâu Bác !
Nói thật là em vẫn chưa hiểu hết tất cả mọi ý từ bài viết của Bác Lý ! Không biết có phải câu trả lời cho câu hỏi " Nợ xấu đe dọa ai ? " chính là đe dọa đến sự tồn vong của chế độ !
Cheers !
Dear all,
Nợ xấu theo tiêu chuẩn VN là nợ tới hạn mà không có tiền trả cho ngân hàng. Về phía ngân hàng họ cho vay căn cứ vào tài sản thế chấp chứ không căn cứ vào khả năng trả được nợ của khách hàng. Do đó mà khế ước vay sòng phẳng một cách lạnh lùng.
Nhưng những điều đó lại không tạo ra nợ xấu vì khoản vay tối đa chỉ bằng 1/2 giá trị tài sản thế chấp.
Trên thực tế chưa thấy hiện tượng xiết nợ vì người vay tiền thực sự sẽ cắt lỗ để giữ lại tài sản thế chấp chứ ít chịu để yên cho NH xiết nợ phát mãi.
Theo luật, chủ ngân hàng không được rút tiền của khách gửi để đầu tư. Họ lách luật bằng cách vay lẫn nhau giữa các ngân hàng khác chủ hoặc vay lẫn nhau giữa các ngân hàng của cùng một ông chủ. Những ngân hàng "sáp nhập" thực chất là của cùng một ông chủ.
Trên đây là nội dung của vấn đề nợ xấu mà người ta không muốn nói ra.
Ở nước ngoài, nợ xấu lại nằm ở khoản người tiêu dùng xài trước trả sau tức là loại khách hàng của Thẻ tín dụng. Còn ở những dự án đầu tư, ngân hàng theo sát tiến độ thực hiện của dự án nên biết rõ dòng tiền.
Ở VN, có thể nói là không có an sinh xã hội. Người dân phải tự tiết kiệm dành cho tuổi già. Nguồn tiền này được "định hướng" phát triển những "quả đấm thép". Kết quả là đồng vốn được tiêu hối hả đem lại bổng lộc cho "người cấp phát" và lạm phát.
Tớ không nghĩ sâu xa đến thế. Chỉ là, nếu thực sự có nợ xấu thì những con nợ lo trước tiên chứ không phải ngân hàng. Vấn đề thực sự như tớ trình bày ở phía dưới.
Nợ của các tập đoàn tuy lớn nhưng chỉ là mất thanh khoản, chứ tài sản của họ được nhà nước cấp thì nhiều vô kể. Thí dụ bán đi đất của Điện lực trong thành phố dư sức trả nợ hàng ngàn tỷ của họ. Đất của các Vina khác cũng nhiều vô kể. Chỉ riêng đất Nhơn Trạch mà nhà máy đóng tàu 76 cho thành phố thuê cũng đem về nhiều triệu đô.
Loại nhà 0 chuột 500k một tháng thì thiếu.Loại vài triệu trở lên thì thừa.Loại nhà như ảnh trên chỉ dùng để bán.
Nợ xấu ở các nước tư bản giãy chết đe dọa ngân hàng. NH có thể bị phá sản, các cổ đông và người gửi tiền mất tiền.
Nợ xấu ở chế độ XHCN tươi đẹp của ta không đe dọa NH, vì đã được NN XHCN bảo kê (không để NH nào phá sản). Các DNNN vay tiền NH nếu gặp khó khăn sẽ được khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu vốn, nâng thời hạn tính khấu hao lên 75-100 năm... NH cũng không phát mãi tài sản của DNNN nào đến hạn mà không trả được gốc+/lãi. DNTN thì tùy, nợ xấu kia cũng có ba bảy đường, như Bianfishco hay Hoàng Anh GL thì theo thời gian xấu sẽ thành tốt.
Thưa bác Lý!
Cháu nghe trên tivi một vài trường hợp là sau một thời gian DN cảm thấy giá trị số tài sản mình thế chấp thấp hơn hay chỉ tương đương số tiền vay được nên cố tình không trả.
Những tài sản thế chấp như BĐS sau một thời gian thì giá trị của nó thậm chí chỉ còn 50% so với lúc bắt đầu thế chấp mà các NH lại nắm giữ với số lượng rất lớn, trong khi tương lai BĐS không biết thế nào thì NH cũng phải lo lắng chứ.
B94,
Họ (những người đi vay) làm như vậy là đúng luật - tuân thủ khế ước - không trả nợ thì mất tài sản thế chấp. Tuy nhiên, những người vay thuần túy thì lại không nhiều. Số lượng phổ biến ở đây là các đại gia vay chéo lẫn nhau. Chính vì vậy mà họ phải lôi cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Sức dân thì kiệt quệ rồi, chỉ còn sức của đại gia thôi. Muốn giải được bài toán này cần phải ban hành thuế nhà để lấy nguồn thu.
Ý Đậu Tương những căn nhà này là hàng chợ, hàng lởm hả. Không đâu, Ciputra cũng chỉ đến thế này thôi.
Thành lập DN và đóng cửa DN là hoạt động thương mại bình thường, kể cả những tên tuổi hàng trăm năm như Kodak.
Ở chế độ XHCN ta thì DNNN là nhất rồi.
Bác Lý,
Có điều gì ở Việt Nam không phải báo cáo Thủ Tường?
Tôi thấy cái gì cũng báo cáo Thủ Tướng.
Dear Bác Quê Hương !
Em thấy ở Việt Nam hiện nay chỉ có chuyện mấy bác ở Bộ văn hóa thể thao và du lịch ngồi với nhau để tính chuyện phạt bao nhiều tiền mấy cô người mẫu, ca sĩ ăn mặc thiếu vải, hở hang là không báo cáo với Thủ Tướng !
Bao giờ Việt Nam có chuyện Thủ Tướng đứng ra cho ý kiến về chuyện đó mới hay Bác ạ !
Khế ước chặt chẽ như vậy thì nên gọi là good debit hay beautiful debit chứ sao Bác lại gọi là ugly.
Vì tớ xem chúng là những khoản nợ tốt nên mới nghi ngờ động cơ của cả hệ thống chính trị huy động vào việc thổi phồng (nợ xấu) này.
Ta sống trong chế độ "tập trung dân chủ" nghĩa là ông Thủ tướng chỉ là người đại diện thay mặt Bộ chính trị về điều hành nhà nước.
Báo cáo Thủ tướng không hàm ý cá nhân ông Thủ tướng hay chức thủ tướng.
hehe... bác Thành quên mất vụ đích thân anh Ba chỉ đạo xử vụ phim "hành động Hoàng Thùy Linh" của nữ diễn viên chính Vàng Anh cách đây vài năm rồi cơ à???
hehe cụ Tể nhà mình trên thông thiên văn dưới thông địa lý quan tâm sâu sắc đến mọi vấn đề của xã hội... thì việc cụ Tể khiến cho em phấn chấn dễ sợ...
Kính các cụ, ba cái vụ nợ xấu nợ tốt gì gì đó đang được la ầm ỉ gần đây chỉ là màn kịch của một nhóm nào đó dựng nên thôi... hehe...
Dear Bác Lý !
Cháu không nghĩ như Bác, vì cách đây hơn một năm các tổ chức đánh giá tài chính của thế giới đã nhận định nợ xấu của Việt Nam vào khoảng 13 - 14 % nhưng các Bác ở NHNN vẫn " kiên định " con số là nợ xấu của Việt Nam chỉ là hơn 3 %.
Nhưng hình như là không thể dấu được nữa nên Bác Bình mới quyết định công bố con số nợ xấu là 10 % . Ngoài ra theo cách tính nợ xấu của Việt Nam cũng khác so với cách tính của thế giới như Bác nói ở trên nên cháu nghĩ cả hệ thống chính trị không phải là thổi phồng con số. Mà cháu nghĩ là mấy bác ở Bộ Chính trị quyết định làm cho nó " ầm ĩ ' lên để có thể huy động được sức mạnh của toàn đất nước giải quyết được những khoản nợ xấu đó ! Ngoài ra nhân lúc trong hoàn cảnh " đục nước béo cò " này, các Bác ấy kiếm trác chút ít !
Cheers !
Thành,
Các ảnh thừa biết nợ xấu thực sự là bao nhiêu nhưng phải dấu để còn moi vàng của dân chúng.
Nay biết không "huy động" được vàng các ảnh bèn chơi trò in tiền thì việc nợ xấu không còn dấu diếm nữa.
Vấn đề nợ xấu lại là vay chéo giữa các ông lớn chứ không phải giữa nhà sản xuất với nhà băng như tớ đã trình bày ở comment trước.
Rích,
Hoàng Thuỳ Linh có phải chuyện lớn đâu nhỉ.
Tê tướng chr là người đứng ra thay mặt BCT xử lý thường vụ. Quyết định vẫn là ở BCT và thường trực BCT. Còn nhiệm vụ của các cấp dưới là giữ vững chuyên chính vô sản thì sẽ có quà, thế thôi.
Nợ xấu - nợ tốt là một chiến dịch để thâu tóm những anh tư nhân làm ăn xuyên quốc gia.
Dear Bác Lý !
Cháu nghĩ bản chất của việc mấy bác ở TW làm ầm ĩ việc nợ xấu ngân hàng để " hợp lý hóa " việc thành lập một công ty nợ xấu với số tiền lên đến 100 000 tỷ VNĐ để cứu thanh khoản hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay !
Còn chuyện các anh ấy không huy động được vàng thì cháu không nghĩ là như vậy ! Trong ngắn hạn thì các anh ấy chưa nghĩ ra được biện pháp " vẹn cả đôi đường " nhưng trong dài hạn thì chưa chắc Bác ạ ! Thời kỳ trước các anh ấy còn dám mang cả máy dò kim loại đi tìm vàng trong dân thì các anh ấy cũng chẳng tha đâu Bác !
Thành,
Hiện nay ngân hàng được xem là "thừa tiền" nên không có vấn đề thanh khoản.
Như đã nói, nợ ở đây là nợ chéo, chưa phải nợ xấu nhưng để mãi nó sẽ thành ung thối, đây là một đặc điểm đặc thù của kinh tế định hướng XHCN.
Giải quyết những món nợ ung này không cần phải vốn nhiều đến thế, tớ sẽ phân tích bài toán này trong bài kế.
Về huy động vàng, mưu kế cả năm trời để rút ra một điều - không thể. Các ảnh xoay ra kế vàng "độc quyền". Các ảnh tham lam quá, vàng có giá trị bởi vì nó là nguyên tố Au chứ nào phải cái chữ SJC dập lên trên nó.
Nhà phải dùng để ở,sau mới bán.số tài sản đó mà cho thuê được sẽ đủ tiền trả lãi...
Ở VN mà áp dụng chuẩn quốc tế thì sẽ chẳng mấy doanh nghiệp có có đủ đ/k vay ngân hàng.
Doanh nghiệp phải cố duy trì sx nếu dừng lại sẽ vỡ nợ ngay và nếu may mắn mấy khoản mua đất sẽ gỡ nợ cho doanh nghiệp.Nhưng đất thường chung vốn với quan chức cho nên NH đánh chó phải ngó mặt chủ.Việc in tiền sẽ được sự nhất trí cao của TW.
"Nợ xấu - nợ tốt là một chiến dịch để thâu tóm những anh tư nhân làm ăn xuyên quốc gia" <<< Em hiểu bề nổi câu nói này của bác Lý nhưng chưa rõ một điều rằng vậy chẳng lẽ "nợ xấu -nợ tốt" nó chẳng phải là một thực tế rõ nét phản ánh kinh tế VN hay sao ? Nếu không có chiến dịch đó chẳng lẽ nó không xảy ra ?
Ở ta đi vay dưới hình thức cầm đồ chứ có gì là chuẩn hay không. Nhà, xe là những vật thế chấp có giá trị. Nhà đắt gấp 5 lần thiên hạ, xe đắt gấp 3 lần thiên hạ, vốn lưu động thì có gì để mà thế chấp.
Yêu quê hương,
Chiến thuật này gọi là "Hết nạc vạc đến xương". Trước đây, cùng "thi đua yêu nước, làm kinh tế" DNNN tăng trưởng nhanh, các ảnh để cho tư nhân tự do hoạt động.
Nay, những gì dễ dàng đã được người ta hút hết, DNNN bị rút ruột. Năm qua, những doanh nghiệp lớn đều đã lụn bại vì lãi vay ngân hàng. Muốn sống còn, DNTN phải nhượng lại phần hùn cho ngân hàng ở tình thế bất lợi.
Hehehe, xén lông cừu thôi bà con. Tới tháng hết 6/2012 vừa rồi thì xong đợt 1 xén lông cừu rồi đó. Từ đây đến giữa 2013 thì là kền kền chia thịt thối. Xong thì đến nhiệm kỳ sau sẽ có nhiều vấn đề nếu không có cách mệnh xã hội kiểu vô sản.
Cheers,
Dear bác Lý, nợ xấu, ngoài do vay chéo giữa các ông lớn còn có "công lao" của DNNN, vay tiền của NHTM NN, đầu tư ngoài ngành, mua sắm tài sản, giờ không trả được nợ có thách các NH cũng chẳng dám phát mãi tài sản. Như Vina shin/lines vay tiền mua tàu, xây cảng... giờ bán đi chỉ thu hồi được vài chục % vốn đầu tư ban đầu... Có cả DNTN lỡ dùng đòn bẩy quá dài cũng không trả nổi lãi+/gốc cho NH đúng hạn.
ASV,
Tuy về mặt hình thức có khác nhau: DNTN, DNNN nhưng bản chất chỉ là một - DNNN do một số người thao túng và những DN sân sau để từ đó họ rút lợi ích (rút ruột) của họ ra.
Và những DNTN là sân sau của Ngân hàng.
Nên nhớ rằng, những DNTN thực thụ đã bị hạ sau cải tạo công thương 1978.
Cải tạo công thương 1978, cháu google nãy giờ vẫn chưa có tài liệu rõ ràng.
Bác Lý nói sơ sài thế thì sinh sau đẻ muộn như cháu còn lâu mới biết như thế nào.
b94,
Cải tạo công thương 1978 có nói chi tiết trong Đảng sử rồi mà.
Cải tạo tư sản là hình thức cải cách ruộng đất ở thành thị. Nó diễn ra vào năm 1955 ở Hà Nội cho đến năm 1960 là cơ bản hoàn thành.
Năm 75 vào SG thì gọi bằng tên khác là cải tạo công thương. Chính quyền quân quản thực ra đã khống chế giới doanh nhân từ 75 dưới hình thức kêu gọi cống hiến tài sản cho cách mạng. Họ đã phân chia doanh nhân ra các thành phần Tư sản mại bản, tư sản dân tộc và tiểu thương.
Trong giai đoạn trước 78 là lên danh sách để cho tổng phản công năm 78 với chiêu bài tư sản mại bản cấu kết với đế quốc, tư sản dân tộc là gian thương đầu cơ tích trữ, giới tiểu thương lười lao động.
Năm 78 chiến dịch cải tạo là tịch biên tài sản, cắt hộ khẩu buộc đi vùng kinh tế mới. Riêng giới Hoa kiều được Trung Quốc can thiệp nên có phần nhẹ tay hơn.
Những tư liệu này phải hỏi những người lớn, đảng ta có bao giờ lưu trữ tội ác của đảng đâu mà có thể gúc mà ra được.
Thầy Lý , có mấy cái thầy "chưa chửn, còn khuyết, cần phải chỉnh" và bổ sung như sau:
1./ Cái gọi là "cải tạo công thương", đầy đủ là "Cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh". Một trong số nhiều biện pháp để cải tạo có cái "thuế siêu ngạch" và nhiều lần "đổi tiề". Đa số bọn tư sản không có tiền (hay giả bộ không tiền) để đóng thuế đã bị tịch thu tài sản. Tôi có một người quen, là chủ 1 tiệm bán sách và văn phòng phẩm, không có tiền để nộp thuế đã bị tịch thu hết sách và văn phòng phẩm, chất đầy 1 xe cam nhông, cỡ 7 - 10 tấn! Bọn "tư sản mại bản", phải bị tiêu diệt còn bọn "tư sản dân tộc" thì vận động/ép buộc vô "công tư hợp doanh", để quốc hữu hóa/tập thể hóa TLSX, kiểu như vận động nông dân vô HTX nông nghiệp vậy!
2./ "Riêng giới Hoa kiều được Trung Quốc can thiệp nên có phần nhẹ tay hơn.". Chưa đúng! Bọn đó, (cả Ấn kiều) đã bị trục xuất, tất nhiên không thể mang theo BĐS và TLSX. Bởi vậy cho nên mới có từ "nạn kiều"!
3./ Tại sao thầy kêu là "tội"? Nhận thức như vậy là một tội lỗi, thậm chí là một tội ác đấy. Đó là "thành tích", đó là "công lao vĩ đại". Nhờ thế, chúng ta mới có được ngày nay, được trở thành những "doanh nhân", những "doanh nghiệp". Chúng ta mới có "ngày doanh nhân VN" để tôn vinh những cống hiến của họ cho dân tộc, cho đất nước. Nhờ thế, hôm nay chúng ta mới có nhà lầu, ô tô, mới có vợ trẻ, hầu non,... thậm chí tậu được cả phi cơ riêng,...
.....
Bác Đỗ Mười công đầu đấy.Em nghe mấy cụ kể lại đại ý là:B10 vào SG mời các nhà TS lớn đến KS dự tiệc và tâm tình.Ở Nga thì họ đưa các ngài đi Sibira,bên Tàu họ cho các ngài"nhảy dù".Chúng tôi khác và để các ngài tự quyết....
Đậu Tương nói đúng nhưng chỉ 1/2,
Đúng là "công" của Đ10 thiệt
Đảng sử cố gắng mô tả Đ10 như là một con người ngập ngừng, nhút nhát. Sự thực thì ngược lại, Đ10 rất quyết đoán, ra tay không chớp mắt.
Chiến dịch 78 chỉ là chiến dịch cuối cùng của Đ10. Thành tích của Đ10 đáng kể phải nói là ở Hà Nội 54-55 và ở Hải Phòng 55-60.
Điểm sáng mà Đ10 được tin dùng đó là lập trường kiên định chuyên chính vô sản.
Bửu Châu,
Dĩ nhiên là ý của tớ không thể đầy đủ được, cần sự hoàn thiện từ các thành viên khác.
Ấn kiều buôn bán tơ lụa hầu như ở toàn bộ đường Tự do (nay là Đồng khởi). Năm 75 cách mạng vào tuyên bố tha mạng cho bỏn và khuyến mãi tự do ra đi không bị kiểm soát.
Phi cơ riêng ... đụng chạm đồng hương à nha.
Mr Bửu Châu . Việc gì phải đến tất sẽ đến . Kết quả của chiến dịch đó dù có được gọi là " tội hay là thành tích " thì cũng được , bởi ta phải nhìn nhận từ nhiều góc độ triết lý khác nhau mới đánh giá đúng . Hiểu theo tư duy của nhà Phật như vậy là có tội . Theo tư duy trấn áp cách mạng thì đó là thành tích , là Thành quả của cách mạng , đập tan xích xiềng và nô lệ , giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi ách bóc lột của giai cấp tư sản .
Ủa! đường Đồng khởi thay cho đường Tự do, thiệt vậy sao thầy Lý? Thầy có lầm hay lẫn không vậy? Sao "tự do" mà lại thay? Tiêu ngữ của Nhà nước ta chẳng phải là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" đó sao? Để có được Tiêu ngữ ấy chúng ta đã phải đánh đổ cả xương máu của bao nhiêu thế hệ đấy chớ đâu phải giỡn chơi!
Chắc thầy không thể quên, nhưng em xin mạn phép được nhắc lại ý nghĩa của tiêu ngữ, để lưu ý với thầy rằng:
Nước ta, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, nước nào cũng có một tiêu ngữ; đó là một câu nói ngắn, gọn, nêu lên một mục tiêu cơ bản trước mắt mà mọi công dân yêu nước phải cố gắng vận dụng hết tài trí, sức lực, khả năng để đạt tới. Nói một cách nôm na, đó là một thứ khẩu hiệu để mọi người trong nước phải cố gắng thực hiện và gìn giữ. Do vậy có lẽ nào thay "tự do" bằng "đồng khởi", mặc dầu chỉ thay đổi tên gọi một con đường nhưng vô hình trung nó đã phản ảnh sự thay đổi ý nghĩa, giá trị của một khái niệm mà khái niệm đó đã có ở tiêu ngữ!
Nếu sự thiệt là như vậy thì cho phép em được hỏi thầy nghĩ gì, giải thích sao và nên hiểu việc nầy như thế nào?
Việc đơn giản, cụ thể và rõ ràng như vậy mà em còn chưa hiểu được thì làm sao hiểu nổi "nợ xấu" và nó có "đe dọa" ai không.
Cảm ơn trước quý thầy!
Spam 1 tí... Hồi nhỏ nghe ông bác ngâm nga riết thành thuộc tới giờ ...
Nam Kì Khởi Nghĩa tiêu Công Lý.
Sài gòn Đồng Khởi mất Tự Do ...
Xích lô,
Nó là
Nam kỳ khởi nghĩa đâu Công lý
Đồng khởi vùng lên mất Tự do
Bửu Châu,
Tớ chỉ phản ánh hiện thực khách quan, không thêm bớt.
Về nội dung của bài viết này,
Ngân hàng dùng tiền gửi của khách hàng để đầu tư BĐS đến khi cạn kiệt thanh khoản thì phải tăng lãi suất để hút tiền gửi.
Lãi suất cao không ai dám đầu tư nữa dẫn đến kinh tế suy thoái, hàng ế số công việc làm giảm, giá giảm.
Ngân hàng đã trói chính họ, họ mắc kẹt trong lãi suất cao của họ.
Thừa cơ, giới ngân hàng kêu gọi nhà nước bỏ tiền cứu kinh tế bằng cách cứu lấy cái gọi là "nợ xấu".
Theo tớ, những món nợ này không xấu, vì nó chỉ là những khoản vay chéo lâu nay giữa các ngân hàng. Lãi hàng năm của mỗi ngân hàng bình quân 3 ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Dear Văn Bình,
Tiêu chuẩn để đề bạt cán bộ là:
- Cán bộ đó phải ít nhiều có tỳ vết
- Tuyệt đối trung thành với chính quyền cách mạng
- Tuyệt đối bảo vệ lãnh tụ.
Mr Xichlo . Mr Bửu Châu . Sau 1975 trên vỉa hè Sài gòn , dân nghiền cafe hay đọc cho nhau nghe một số câu vui vui như " Cho anh phát súng tim anh nát " ( vỏ gói thuốc CAPSTAN ) , " Sao anh làm em muốn "( vỏ gói thuốc Salem ) v.v ... và câu " Nam kỳ khởi nghĩa bay Công lý / Đồng khởi vùng lên mất Tự do " ( rất đặc trưng cho văn hóa vỉa hè Sài gòn !) ứng với một số Tên đường phố mới được thay .
Cầu Công lý gắn vớí vụ án nổi tiếng Nguyễn văn Trỗi từ năm 1964 , mà NVT là Cách mạng ,một khi Cách mạng đã thắng thì hiển nhiên 1/2 Công lý phải thuộc về anh Trỗi ( đường Nguyễn văn Trỗi ) . Còn 1/2 Công lý kia là dành cho dân Nam kỳ nghe ( đường Nam kỳ khỡi nghĩa ) , ai biểu có một nửa dân số đi theo Mỹ-Ngụy !
Sau khi Miền Nam giải phóng , chúng dân nô nức hò nhau TỰ DO vượt biên trái phép ghê gớm quá , điều này làm ngứa mắt Cách mạng ( cần phải loại bỏ ngay cái kiểu tư do vô tổ chức đó đi ! ) họ muốn toàn dân thống nhất ĐỒNG ( cùng ) KHỞI ( bắt đầu ) xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước , vì vậy thay Tự Do bằng Đồng Khởi là điều quá hợp với ý Cách mạng , ý dân !
Một bài phân tích quá hay về nợ xấu, tuy nhiên theo thiển ý của em thì có vài điểm như sau:
- Đối với các doanh nghiệp giải thể do không vay được tiền để tiếp tục đầu tư sản xuất, thì có 2 lý do: 1 là chưa thể thanh toán nổi nợ cũ nên chưa thu hồi được tài sản thế chấp để vay tiếp. Có 1 cách là đảo nợ, tuy nhiên chi phí đảo nợ cũng không phải là nhỏ và DN nhắm không kham nổi.
- Đối với các doanh nghiệp giải thể do không có đầu ra: với 1 nước gia công để xuất khẩu như VN thì có rất nhiều DN nhỏ gia công hàng để xuất khẩu, khi các đơn hàng giảm sút thì họ tự nhiên giải thể để cắt giảm chi phí. Khi nào đơn hàng khởi sắc lại họ sẽ mở lại DN khác.
- Đối với các DN ăn bám đầu tư công, khi không còn việc do nhà nước cắt giảm các công trình đầu tư tràn lan thì họ cũng tự nhiên mất việc và giải thể.
Như vậy, không phải DN nào giải thể cũng từ lý do là không vay được tiền.
Tuy nhiên, nợ xấu có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế? Nó làm cho hệ thống NH không thu hồi được tiền và cầm cố 1 đống tài sản cố định mà không thể phát mãi, vì nếu phát mãi sẽ làm cho giá nó rớt không kiểm soát, ngân hàng sẽ chịu lỗ nặng nề. Do lãi suất tiết kiệm của VND khá ca trong thời gian qua, người dân rất tích cực gửi tiền ở NH, báo VNeconomy có cho biết lượng tiền gửi của dân cư là hơn 1,4 triệu tỷ. Nếu NH hạ lãi suất cho vay, đồng nghĩa với hạ lãi suất huy động, có khả năng dẫn đến việc dân rút tiền khỏi hệ thống làm thiếu thanh khoản. Việc cấm buôn ngoại tệ và vàng là nhằm mục tiêu ngăn người dân rút tiền đi mua vàng và đô, trong bối cảnh kinh tế không có gì để đầu tư thì họ vẫn tiếp tục gửi ngân hàng.
- Việc giải quyết nợ xấu bây giờ không phải là vấn đề của DN, vì họ đã bó tay chịu chết. Vấn đề là của NH. Khi anh cho vay 100 USD thì người lo lắng là người đi vay, nhưng nếu anh cho vay 1 triệu USD, thì người lo lắng là chính người cho vay.
Nếu nợ xấu kéo dài thì sao? DN đương nhiên là không kham nổi tiền phạt chậm thanh toán + lãi + vốn. Càng không thể kiếm ra 1 khoản vay nóng rất lớn trong thời điểm này để đảo nợ. DN chấp nhận phá sản, tài sản về tay NH. Một vài DN như vậy thì vấn đề là của DN, nhưng hàng ngàn DN như vậy sẽ khiến vấn đề là của NH. Cái mà các bác đang tính toán là lập công ty mua bán nợ để cứu NH chứ ko phải DN. DN đã mất tài sản (đã chết), công ty mua nợ là mua tài sản xiết nợ của NH. Đây gọi là kền kền ăn xác thối, nhưng kền kền này là loại kền Việt, vì đáng lẽ ra kền chỉ cần bỏ ra 4 đồng để ăn cái xác, kền Việt bỏ ra 10 đồng. Tải sản DN như vậy là bị quốc hữu hóa.
Cũng có 1 số DN gặp may, bán luôn dự án cho kền kền và có tiền trả NH. Như vậy là tam bên đều có lợi, kền kền được ăn no, NH lấy được tiền, DN thoát khỏi nợ nần, nhưng mà về bản chất thì DN vẫn bị mất tài sản đã thế chấp. Nếu khéo co kéo, chắc cũng gỡ lại được chút ít so với mất trắng vào tay NH.
NH khi lấy lại tiền được rồi thì phải cho vay thôi, chứ giữ trong két sắt cũng chẳng làm gì.
Như vậy thì khả năng là lãi suất sẽ phải hạ xuống, lạm phát tăng lên. Chuyện ở xứ Việt cũng chỉ vậy thôi.
Thế còn tại sao ở xứ nước ngoài, nợ xấu là cái gì đó đáng sợ thế? Nợ xấu ở đó cũng có tài sản thế chấp, đa số cũng là BDS. Loại hình xài tiền bằng Credit card thì nó là nợ đời, không phải nợ xấu vì nó có hạn mức sử dụng tiền tương ứng với thu nhập của từng cá nhân. Nợ Credit card sẽ bị thanh toán qua từng tháng, nếu thiếu thì sẽ bị cắt tài khoản ngay. Có loại hình cho vay tiêu dùng dựa trên tài sản thế chấp thì mới nhiều, khi giá trị tài sản thế chấp sụt giảm mạnh, nợ đó mới thành nợ xấu. Nợ xấu này về bản chất cũng là làm NH không thu được tiền về dẫn đến thiếu thanh khoản + trích lập dự phòng. Khi lượng nợ xấu này gia tăng, NH sẽ cạn tiền để đảm bảo hoạt động.
Nhưng nếu các NH làm ăn gian dối như Lehman ở Mỹ, họ có thể giấu nhẹm tình trạng tệ hại cả mình đến khi hoàn toàn khánh kiệt. DO vậy, khi đã vỡ lở thì sự sụp đổ cả hệ thống chỉ đễn ra 1 đêm. Để tránh điều này, các điều luật cần chặt chẽ và được thực hiện nghiêm minh. Và sự nghiêm túc đó làm cho nợ xấu trở nên đáng sợ.
Còn 1 lý do nữa, tiền ở Tây khó sinh ra hơn ở ta và nó là nợ quốc gia. Tiền Việt không phải là nợ quốc gia, do nó có thể được in ra không phải dưới dạng nợ (như trái phiếu)
Cảm ơn VT đã có nhận xét chi tiết về vấn đề nợ xấu,
Ở VN có đặc thù là DN vay tiền đề đầu tư liều lĩnh cũng chính là các ngân hàng. Hay nói chính xác là các đại gia lập ngân hàng để huy động vốn, đầu tư kiếm lãi kép.
Và ở VN cũng không có gì khác để đầu tư ngoài BĐS bởi những lý do:
- Năng suất lao động thấp, làm gì cũng giá thành cao hơn thiên hạ
- Khuyến khích đầu tư BĐS bằng chính sách Sở hữu BĐS không phải chịu thuế
- BĐS là cái mà người cầm quyền có thể ban phát được, qua đó cũng kiếm lợi lộc từ đó.
Có thể cứu kinh tế VN được không. Có, bằng cách đánh thuế BĐS. Nhưng, cứu kinh tế mà không cứu đại gia thì không ổn, trái với chủ trương kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Vấn đề là vài năm nữa nhà nào điều khiển thời điểm cung tiền hay loạn cào cào.
Cụ Lý,đời sau vẫn"chuyên chính"
Comment này của Bác Lý thật cô đọng và đầy đủ bản chất của kinh tế chính trị xứ Vệ.
Cũng chỉ vì nhiêu đó câu chuyện mà nảy sinh vô số vấn đề không có đường gỡ.
Gỡ được không? Được, nhưng mà gỡ rồi thì cạp đất mà ăn, thanks Ngọc Trinh
Đậu Tương,
Lão Khai "Bảo Long" cũng có vừa gì. Mấy năm trước lão tốn mớ tiền để hãm hại sư Hồ. Sư Hồ là ân nhân trị tiểu đường cho lão. Nắm được công thức bào chế thuốc tiền tỷ, lão bài binh bố trận vu cho sư Hồ bênh hoang tưởng. Sư Hồ tức chết ói máu sau đó không lâu.
Chả ai tin được trong căn nhà cấp 4 xập xệ nằm nép sau ga Gia lâm của lão Hồ lại có chứa cả tỷ Đô , và lại còn bị kẻ trộm vào khoắng hết , âu đó cũng là món " nợ xấu " của lão với xã hội , và lão đã phải trả giá . Còn lão Khai Sơn tây nham hiểm , âu cũng là món " nợ xấu " đối với lão Hồ , và kết cục lão cũng khuynh gia tán sản !
Còn có dị bản nữa là:
Nam kỳ khởi nghĩa THÔI công lý...
Dear bác Lý và các bác, tóm lại, nợ xấu đe dọa AI?
Văn Bình,
Bản tin trên báo đã là bản tin fake rồi thì làm sao mà tin được. Sư Hồ khai bạc tỷ đồng ông cụ, nhưng báo phóng đại thành tỷ đô, biết làm sao.
Ông Khai bị bạn bè, đồng nghiệp cười chê là lang băm nên quê độ đã ra tay. Mục đích ban đầu chỉ là vu cho sư Hồ bệnh hoang tưởng.
Sư Hồ làm sao cái được với báo chí. Cỡ LS Cù Huy Hà Vũ còn phải thua.
Bạn cảm thấy không bị đe dọa thì cứ bình thản mà sống, và giữ túi tiền cho chặt. Tớ đã cảnh báo nguy cơ lạm phát ở phía trước trong bài CPI âm nhưng lạm phát chưa được loại trừ.
Tinkhẳng định lời cụ Lý thế mà chả ai đoán ra.
Thầy Lý .
Về tiêu chuẩn đề bạt , Thầy nên xem xét thêm vài tiêu chí ( Reference ) :
- Về Chủ Thể : còn khỏe ko , nói năng có dẻo ko , đã lo đủ bằng cấp chưa ?
- Về Đối nội : có nhiều xeèng ko , có nhiều BĐS ko , có người chống lưng ko ?
- Về Đối ngoại : quan hệ fe cánh , tổ nhóm ra sao , chơi có đẹp ko ?
- Về nợ xấu : quan hệ xã hội có phức tạp ko , có cùi bắp ko ? ...
- Về Hình hài : ẩn tướng thế nào ? ( làm Quan có dạng , làm Đĩ có hình ! ) ...
Vâng bác Lý đúng ạ, phải giữ túi tiền cho chặt. Truyền thông thì cứ định hướng nợ xấu đe dọa ngân hàng này ngân hàng kia, doanh nghiệp này doanh nghiệp kia. Thực tế nợ xấu cũng như bất ổn vĩ mô này nọ trực tiếp đe dọa chén cơm nhà em (cũng như mọi người dân thường khác).
Dear all,
Ngày hôm qua, Huế đã tổ chức một chiến dịch để hạ một con bò rừng. Kết quả thật mỹ mãn. Tớ đã ra bài mới để trình bày vấn đề này.
Văn Bình,
Những điều trên chỉ là diễn giải thôi
Tiêu chuẩn chính tắc để đề bạt cán bộ phải là:
- Cán bộ đó phải ít nhiều có tỳ vết
- Tuyệt đối trung thành với chính quyền cách mạng
- Tuyệt đối bảo vệ lãnh tụ.
Dear Bác lnvt,
Bác có thể giải thích thêm về việc tiền Tây là nợ Quốc gia được không? Em có nghe nói chú Lý nói là do có chữ ký trên tờ tiền đảm bảo của Ngân hàng. Nhưng vẫn chưa hiểu kỹ lắm. Theo em biết thì hình thức cung tiền của Mỹ do Bác Fed đảm nhận bằng cách bán và mua government bonds cho các tổ chức tài chính, trong đó cũng gồm Ngân hàng. Nhưng cũng có những lựa chọn khác như tăng hay giảm reserve ratio, hoặc thay đổi discount rate. Nhưng Bác Fed thích bond hơn do nó dễ kiểm soát thế thôi. Còn về tiền thì ở Đa số Quốc gia chính phủ không qui định giá trị của nó. Em chưa hiểu tiền (dollar) = nợ Quốc gia (national debt). Nếu giải thích dài quá thì cho em xin cuốn sách nào viết như vậy cũng được, để em biết mua sau này đọc thêm. Cám ơn Bác nhiều.
Vũ Cường,
Lâu không thấy ghé.
Tiền (bank note) là nợ quốc gia chỉ đơn giản thế này.
Bạn đi làm, cuối tháng lãnh lương. Bạn tiêu đến đâu tức là người ta trả nợ bạn đến đó. Bạn tiêu sách túi nghĩa là không ai nợ bạn cả.
Chính phủ phải tiêu tiền để hoạt động và chi phúc lợi. Nếu chi lố so với thuế thu được
một là, phải phát hành trái phiếu, thu tiền về
hai là, in tiền
cả hai, một là nợ phải trả, hai là nợ không trả
Bạn giữ ngoại tệ vì bạn tin rằng ở cái xứ phát hành đồng tiền này bạn có thể đòi lại bằng một món hàng ở xứ đó.
Cám ơn chú Lý đã trả lời giúp, cháu phần công việc, phần con nhỏ, phần học hành nữa, nên lâu lâu chủ Nhật mới ghé vào blog chú. Vẫn thấy chú viết hay, viết khỏe như ngày nào. Thân chào chú.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang sở hữu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), nhưng Eximbank đồng thời đang sở hữu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank). Ngoài ra, ACB cũng đang sở hữu các ngân hàng khác như Đại Á, Kiên Long, Việt Nam Thương Tín.
Bác nào mà khỏe vậy rứa.nguồn ở đây.
Đậu Tương,
Đây chính là mô hình kinh tế mơ ước của các bác lãnh đạo nhà ta - tập đoàn kinh tế độc quyền, đa ngành và chiếm thị phần lớn. Ở một góc độ nào đó, đây là thành công.
Vấn đề kinh tế ở ta là tỷ trọng tiêu thụ thấp nên giá thành cao, làm gì cũng lỗ nên đầu tư là thượng sách. Mà đầu tư những lĩnh vực phi tiêu thụ - đáp án là BĐS.
Đường đi La Mã của VN có vậy thôi.
Lý Toét cho mình spam cái nhá. Càng ngày giọng văn của Lytoetblog càng thấy "đểu"
Đúng rồi mọi chiện vẫn bình thường "như cân đường hộp sữa" thôi mà. Ngoài đường băng rôn biểu ngữ vẫn đỏ rợp trời,trong các hội trường vữn chém gió vù vù và vỗ tay rào rào. Có chi mô mà phải "lo bò trắng răng" hề hề...
Welcome.
Thanh cho bài viết chất
----------------
Mr. Thanh Phong - chuyên tư vấn thiết kế và xây dựng theo trường phái Phong Thủy Học tại TPHCM
Mời bạn tham quan bài viết Thiết kế nội thất văn phòng theo Phong thủy tại TPHCM hoặc Thiet ke noi that van phong theo Phong thuy tai TPHCM
Post a Comment