Saturday, February 26, 2011

Rùa tai đỏ, anh là ai

Ai dùng internet sẽ dễ dàng dò tìm thông tin nói chung trên wiki và các nhà khoa học Việt Nam cũng tìm thông tin về rùa tai đỏ ở đây trong đó tóm lược những thông số chính yếu sau đây: nó là động vật (đừng cười) xuất xứ từ bla bla , do đâu mà du nhập vào VN, rồi đặc tính sinh trưởng nhưng lại không có chi tiết về lối sống của nó. Cuối cùng yếu tố nặng ký nhất đó là động vật xâm hại môi trường bậc nhất. Và hết.

Xin nói thêm rằng đã là động vật theo quy luật tự nhiên mỗi loài đều có thiên địch của nó. Con người với tư cách là một động vật là thiên địch của hầu hết các động vật trên thế giới nhưng không có nghĩa là con người không có thiên địch. Chỉ một loại loài virus cũng có thể làm chết một phần dân số Trái đất. Cho nên con rùa tai đỏ chẳng là gì cả nếu người ta muốn tuyệt chủng nó như là diệt chủng loài Mèo.

Nội dung chính của bài viết này là nói về tập tính của loài rùa tai đỏ. Khác với loài rùa thuộc nhóm Lân - Li - Quy - Phụng rùa đá có thể chỉ sống bằng cách đớp những cong muỗi vo ve trong không khí. Rùa tai đỏ chỉ có thể tìm thức ăn trong nước, thiếu nước con vật này sẽ chết cho dù có dồi dào thức ăn bên cạnh, và con vật này sẽ chết sau 1 tuần lễ thiếu thức ăn.

Sẽ có người đặt vấn đề là trong một môi trường nhiều nước chẳng hạn như Hồ Tây làm sao mà làm hết nước. Xin thưa, trong môi trường như vậy rùa tai đỏ lại làm thức ăn cho loài khác nên nó không có cơ hội phát triển.

Mọi cách đặt bẫy hay thử nghiệm ở môi trường tương tự chỉ là trò hề, vì chẳng ai quan tâm đến những vị tiến sĩ trong các cuộc hội thảo bàn cái gì và họp tới họp lui chỉ để đùn đẩy trách nhiệm.

5 comments:

Nguyễn Quang said...

Bác lý toác định dụ dân hà lụi nhậu cụ rùa, với tai đỏ đấy hử. theo em bác lên viết các món ăn làm từ rùa cho họ tham khảo luôn đi là vừa. he he

Lý Toét said...

Dear Nguyễn Đình,
Đặc sản rùa tai đỏ và công nghiệp nuôi rùa tai đỏ không thuộc phạm vi của bài viết.

Vấn đề là báo chí định hướng dư luận. Việt lát gạch Hồ Gươm với phí tổn hữu hạn thì nhao nhao phản đối. Còn phương án bắt rùa tai đỏ là việc đơn giản thì bày ra hội nghị rồi nghiên cứu này khác rồi tỏ ra bất lực. Rốt cuộc sẽ tiêu tốn nhiều tiền hơn cả vụ lát gạch mà chẳng ai kêu ca gì.

Bắt rùa tai đỏ không khó, rút can nước hồ là bọn nó sẽ tự nộp mình vì nó chỉ ăn được trong môi trường nước.

Nguyễn Quang said...

Bác lý vừa thâm vừa cao. em bái phục.

Nhưng mà có vài chỗ chưa sáng tỏ mong bác nói rõ hơn về mấy vấn đề phát sinh khi thi triển phương án này. ví như rút nước thì thủy sinh khác ở hồ sẽ ra sao, rồi xả nước vào đâu... nói chung là em thấy nó cũng có vẻ bất khả thi.

Lý Toét said...

Dear Nguyễn Đình,
Quay lại Hồ Gươm 20 về trước, hồ này cùng với Hồ Tây, Trúc Bạch, Hồ Bảy Mẫu, Ba Mẫu, Thuyền Quang và một số hồ khác ở Hà Nội được quản lý bởi Xí nghiệp quốc doanh Cá. Họ thả cá mè hoặc cá rô phi, họ khai thác năm 2 lần bằng cách kéo lưới bắt một phần ở hồ lớn như Hồ Tây hoặc tát cạn bắt sạch hồ nhỏ như Hồ Gươm. Đáy hồ được phơi trong vòng nửa tháng rồi trả nước trở lại hồ.

Phương pháp phơi có cái lợi là cải tạo đáy hồ, loại bỏ những khí độc trong bùn và loại bỏ những loại cá dữ như cá rô để bảo vệ cá mè bột.

Đáy hồ chỉ có bùn và khí độc như methal. Việc phơi đáy hồ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật thủy sinh có cơ hội phát triển.

Anonymous said...

thông tin bổ ích. sao bác không viết nhiều lên giống như BS Hồ. Thank nhiều!