Wednesday, June 15, 2011

Biển Đông, chuyện nội bộ của hai nước XHCN anh em

Giữa lúc kinh tế khó khăn, lạm phát phi mã, đời sống người lao động khó khăn, BĐS đóng băng, thiếu vốn, lãi suất cao, nợ xấu ngân hàng cao chưa từng có trong lịch sử thì phát sinh cái gọi là "sự kiện cắt cáp". Xin lưu ý là sự kiện "cắt cáp" diễn ra ở tít ngoài biển khơi, nơi mà ở đó sản lượng khai thác dầu không ai có thể biết được.

Tiếp theo là Hội nghị quân sự hàng niên diễn ra tại khách sạn Shangri-La, các nước lớn nước bé tuyên bố vung vít về yêu chuộng hòa bình, người không động đến ta thì ta không động đến người. Tiếp sau đó là "cắt cáp" lại diễn ra tiếp tục, một bên phản đối bên kia phá hoại, bên nọ phản đối bên này vi phạm "nhận thức chung" của lãnh đạo. Thế giới thông tin tưởng dễ dàng nắm bắt qua cái monitor 14" vậy mà không phải, không ai có thể biết được sự thật trừ những người biết mà những người thực sự biết lại không nói.

Có vẻ như một chiến dịch báo chí được viết ra chỉ để dành cho người Việt đọc. Tóm lược những tin bài xoay quanh các nội dung: TQ vi phạm đặc quyền kinh tế, nền kinh tế TQ không ổn định sắp sụp đổ, VN chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh tuy rằng không muốn. Phong trào phản kháng sự bất công của TQ bởi những người vô danh (biểu tình, tụ tập đông người không xin phép), hoặc là những cán bộ có kinh nghiệm đối ngoại với TQ nhưng đã về hưu như các cụ DDD, NTV, ĐSN, hoặc là những cán bộ giảng dạy biến chất ở nước ngoài như TS Khương, hoặc những hội quần chúng như Hội Khoan, Hội Dầu,

Yếu tố nước ngoài nhân cơ hội này đục nước béo cò, đó là Đài Loan nhận một phần hay tất cả các hải đảo ở Biển Đông, đó là con hổ giấy Hoa Kỳ không có liên quan địa chính trị nhưng đòi quyền lưu thông hàng hải bất kể dân sự hay quân sự, đó là những xứ trong lục địa không có bờ biển như Lào hay xứ không có bờ biển liên hệ như Miến cũng có chân tham gia vào việc bỏ phiếu chủ quyền biển.

Riêng con hổ giấy Mỹ, cường quốc hải quân trong quá khứ, với gánh nặng nợ nần và PPP đầu người đứng thứ nhì thế giới sau TQ, phải vét những đồng xu rỉ cuối cùng trong ngân sách để hành quân đến Biển Đông. Báo chí đang hướng dư luận đến sự ủng hộ từ phía Mỹ, một kẻ thù chiến lược của VN được ghi trong Hiến pháp 1980 bên cạnh TQ với tư cách là kẻ thù Trước mắt trực tiếp nguy hiểm. Chuyện như đùa: Tìm kiếm sự ủng hộ từ Kẻ thù Chiến lược Lâu dài để chống lại Kẻ thù Trước mắt Trực tiếp Nguy hiểm. Chuyện vô lý nghĩa là nó sẽ không thể xảy ra.

***

Thời sự đáng quan tâm

Nợ xấu của các ngân hàng VN chiếm 13% tổng dự nợ. Ai có tiền ký thác ở ngân hàng hãy mau rút về, bảo hiểm tiền gửi "tối đa" là 50 triệu đồng cả vốn lẫn lãi là con số tham khảo.

Các chuyên gia tài chính tiền tệ đang vắt óc ra nghĩ cách làm thế nào "Huy động" hơn 1000 tấn vàng tiết kiệm trong dân. Vàng khác với tiền ở chỗ là trương chủ phải đáo hạn mới được rút hay nói cách khác là hoàn toàn mất quyền sở hữu trước khi đáo hạn. Cho nên không vì giám đốc hay chủ tịch ngân hàng bỏ trốn mà tới khiếu nại, mọi việc đáo hạn mới giải quyết.

25 comments:

Anonymous said...

Dear anh Lý,

Em vẫn chưa viết được gì để trao đổi với anh hôm nay, mọi việc còn đang ở phía trước. Em vẫn theo blog này mỗi ngày.

Trinh CTSC

HLC Việt Nam said...

I love your point over this issue. What a People, what a Country!

Young Vietnamese.

Meo Luoi said...

Bác Lý giải thích giùm Mèo cái quỹ bình ổn xăng dầu và dự kiến là quỹ bình ổn điện chết tiệt.
Có nước nào áp dụng hình thức quỹ bình ổn này không?

Lý Toét said...

"Quỹ bình ổn" này là sự vận dụng sáng tạo các nguyên lý của CNXH vào kinh tế thị trường. Nó là tên tiếng Việt của chữ Hedge Fund nhưng cách vận hành lại không giống như thế. Tức là mỗi lít xăng bạn mua bạn bị cưỡng bức nộp một khoản tiền vào kho bạc, và trả cho công ty xăng dầu khi họ than lỗ. Phân phát nguồn tiền này cũng tương tự như phân phối "bù lỗ" cho xe bus. Tuy nhiên các đầu mối xăng dầu đều thuộc các tập đoàn kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nên việc phân phối này khá công bằng.

Nếu xem tiền trong quĩ này trở lại với người đổ xăng, cùng lắm là bằng với tiền đóng BHXH quay trở lại với người đóng BHXH.

Ở xa xôi thì tớ không biết nhưng trong khu vực hẹp có Lào với Kampuchia thì không có quỹ này, vì vậy mà xăng của họ hiện bán rẻ hơn ta.

Meo Luoi said...

Vậy thực ra quỹ bình ổn này cũng là một hình thức trích quỹ lợi nhuận thôi. Nó khác một cái theo thuật ngữ kế toán là 'unrealized' ngay trong kỳ mà đợi khi nào lỗ thì mới trích. Và nó chẳng qua là nhúm muối bỏ bể.
Khi giá xăng dầu rẻ thì người dân bị cưỡng bức mua đắt thêm một khoản nữa. Khi giá xăng dầu đắt lên, thì đường đường chính chính tăng giá.
Chết tiệt cái quỹ này. (xin lỗi bác Lý)

Lý Toét said...

Bạn nghề nghiệp nhỉ, hai loại Trích trước và Chờ phân bổ là 2 loại khoản mà ở đó Thuế vụ "du di" cho kế toán, và cũng nhằm phục vụ lợi ích chung.

Còn gọi là Quỹ bình ổn phải là cái Hedge, cái Phòng ngừa khi giá cả thị trường bất ổn, do doanh nghiệp tự trích ra, chứ không phải người mua. Trong giao dịch người ta có nhiều Option theo đó hạn chế những rủi ro do thay đổi giá cả. Còn trích quỹ kiểu này về bản chất là một loại thuế, nhưng thuế ấy không phải quốc gia được hưởng mà chỉ là những nhóm lợi ích xăng dầu.

Lý Toét said...

Biển Đông sẽ có nhiều giàn khoan khủng của hai nước XHCN anh em. Trước mắt là giàn Ma ri Noi 981 của TQ vào tháng 8, tiếp theo là giàn Đai mơn Đóp so Đriu ling của VN. Miễn sao bảo đảm lưu thông hàng hải trên Biển Đông.

Mặc dù bảo vệ đàn em Phi Luật Tân, Mỹ sẽ không dám động đến lông chân TQ, tớ sẽ phân tích sau.

Meo Luoi said...

Hiện nay vấn đề biển Đông có một số xu hướng sau:
1 kích động tinh thần dân tộc, kêu gọi sẵn sàng xả thân vì nước
2 hòa hoãn với Tàu để yên ổn
3 làm thân với Mỹ và một số nước khác để được bênh vực
4 thay đổi từ bên trong (đường lối, thể chế,...) để tự vực dân tộc đi lên.

Trong đó:
1. Là phương thức đau đớn nhất, khi mà cả dân tộc hy sinh trong cảnh nồi da nấu thịt, có thể nội chiến, loạn lạc xảy ra. Để đạt được gì?
2. Đây là cái chết từ từ, không chết bây giờ thì sẽ chết sau này.
3. Đây có thể coi là cách thức dùng thuốc để chữa bệnh cấp mà không phải bệnh mãn, giống như thuốc hạ sốt chỉ hạ trong lúc đó, mà không thể dứt điểm được căn nguyên.
4. Đây là cách ít chi phí nhất, nhưng có nguy cơ cắt cụt ngọn một kim tự tháp.

Lựa chọn cách nào, là do người cầm đầu quyết định. Nhưng dân thường xin hãy đừng quá hung hăng. Khi bạn còn được bảo bọc trong chăn êm nệm ấm, còn chưa đủ khả năng kiếm tiền nuôi sống bản thân, xin hãy dùng cái đầu để suy nghĩ.
Mặt khác, nếu các bạn thực yêu nước như các bạn nói, hãy chứng tỏ qua hành động: đừng đua xe, lạng lách, đánh nhau, khạc nhổ mất vệ sinh, xả rác bừa bãi, đừng chạy đua vào trường điểm, đừng chạy vào đại học, đừng chấp nhận ra trường được sắp xếp vào cái ghế định sẵn, theo con đường quan chức định sẵn của bố mẹ, ông bà bạn. Hãy là người kinh doanh, lao động chân chính. Hãy tránh xa những rác rưởi văn hóa hiện nay, những trào lưu tầm thường...

Lý Toét said...

Cả 4 phương án ấy đều là tưởng tượng. Trước đây nhằm tiêu diệt người anh em cùng dòng máu, có thể hy sinh tất cả (dân số), cho dù đốt dãy Trường Sơn. Mà bây giờ phải cầu yên ổn, là sao. Nếu không có người anh em môi hở rang lạnh kia, có dám đốt Trường Sơn không?

Mỗi người dân cần tích lũy kiến thức, sức khỏe và của cải cho mình, đừng phung phí sức lực vào những chuyện không phải của mình. Mọi việc đã có Bàn Tay Vô Hình, hay nói cách khác là Mệnh Trời.

Meo Luoi said...

Chẳng phải việc đánh đập, tàn hại người trong một nhà đầy rẫy trong lịch sử loài người, Tàu cũng như ta sao?
Xưa nay, việc đánh nhau với người ngoài mới khó, chứ 'đại trượng phu' hoặc 'đại nhân' trong xã hội Tàu và Ta đánh đập, tàn hại vợ con là chuyện bình thường đấy thôi. Một xã hội mà bạo lực gia đình không được xử lý triệt để, luật pháp không làm gì thì làm sao hy vọng là một xã hội văn minh?

Lý Toét said...

Thì Ta từ Tàu mà ra mà. Đáng nói là cuộc chiến Nam - Bắc bỏ rẻ phải mất 10 mạng người Bắc để giết được 1 mạng người Nam. Mà hậu cần, vũ khí, quân cụ hoàn toàn lệ thuộc Tàu, Nga. Ta không đổ máu cho Tàu, Nga là gì?

Bửu Châu said...

"Mà hậu cần, vũ khí, quân cụ hoàn toàn lệ thuộc Tàu, Nga." Sao thầy Lý lại kêu là "lệ thuộc " hè! Đó là lẽ đương nhiên vì ta là "thành trì vũng chắc của CNXH", là "lương tâm của thời đại" cho nên "các nước XHCN anh em" phải có nghĩa vụ cung cấp để ta công phá "tiền đồn của thế giới tự do" chớ!
Có gì đâu mà phải ầm ĩ! Phải biết và nhớ rằng "Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em". Mục tiêu của chúng ta là phấn đấu để tiến lên "thế giới đại đồng". Đấy là em nói hoàn toàn theo những điều đã được dạy hẳn hoi chớ hỏng phải do em sáng tác đâu. Cho nên thầy Lý đừng có mà mắng em nghen!
Huhu....

Lý Toét said...

Bác Bửu Châu,

Để chiếm lĩnh 2 Đại đội Đại Hàn đóng tại đèo An Khê gần nhà bác, những "lương tâm thời đại" của bác huy động đến 5 Tiểu đoàn. Để hóa giải, không còn cách nào khác, lính mãnh Hổ buộc phải gọi B52 để "thiên hạ đồng tận".

Bửu Châu said...

1./ Khả úy:
Tuy em không ẩn danh nhưng chỉ thuộc loại vô danh mà thầy cũng biết được "An Khê gần nhà em"!

2./ Thậm khả úy:
Thầy biết cả việc "B52 bỏ bom đèo Anh Khê" mà lại biết rõ đến từng chi tiết.
Vì "gần nhà" nên em không những biết mà còn nghe được tiếng bom nổ. Tất nhiên là nghe bom nổ trước rồi mới biết B52 ném bom sau.

Meo Luoi said...

Bác Lý,
nhớ có một bài bác dự đoán ngân hàng năm nay sẽ lãi to vì lạm phát. Vậy sao bác lại bảo nợ xấu cao? Không phải bác Rich đã nói là nợ xấu chỉ có hai phẩy mấy phần trăm thôi sao?
Mèo đã tư vấn người thân rút tiền và vàng ở các ngân hàng nhỏ về rồi.

Lý Toét said...

@ Bác Bảo Châu,

Bác hãy kể về những gì bác biết trước khi người Hàn kể cho chúng ta nghe.

Lý Toét said...

@ ML,
Lãi và nợ là hai người đồng hành, là 2 mặt của hoạt động ngân hàng, cho nên không có gì mâu thuẫn giữa nợ với lãi. Nợ xấu là những khoản nợ mà ở đó nợ không chuyển thành vốn khi đáo hạn. Giới tài chính ở ta biện luận rằng sự sai biệt nợ xấu là do cách đánh giá của bọn tư bản thối nát không phản ánh đúng thực tế.

Thí dụ món nợ vinashin giá $600M trả làm 10 kỳ mỗi kỳ $60M. Tới kỳ 12/2011 vinashin không trả, theo thông lệ quốc tế người ta sẽ tính nợ xấu là $600M. Nhưng giới tài chính XHCN lại không cho là như vậy, họ xem nợ xấu chỉ là $60M và coi số đó là rộng rãi rồi, bởi vì nợ gốc ít hơn số ấy.

Với tư cách là người cho vay, bạn xem việc bị xù $600M hay $60M hoàn toàn khác nhau.

Điều thú vị nữa là nợ xấu ở xứ ta còn còn ẩn bên trong những chiêu đảo nợ, cho nên nợ xấu thực sự có thể gấp 3 lần giới tài chính quốc tế đánh giá. Tuy nhiên, NHNN sẽ in bạc để cứu NHTM như họ đã từng làm.

Rút tiền mua vàng là rủi ro thấp nhất.

Bửu Châu said...

Thầy Lý wơi!

Em "hổng dám đâu". Kể cả kinh tế, tài chánh, dự án, đầu tư, văn hóa, giáo dục và v.v... thứ nữa!
Đang chờ coi tiếp: "Nhìn lại việc thi tú tài..." của quý thầy.

Không đọc được tiếng Hàn, nhưng có ngó sơ qua vài forum bằng Anh ngữ của bọn "lính đánh thuê Phác-Chánh-Hy" rồi. Tất nhiên, "cái bọn này" mà thảo luận với nhau được bằng Anh ngữ, không phải là nhiều.

Meo Luoi said...

Nợ xấu giống như một khối u, nếu để lâu thành ác tính. Dù nhà nước có ra tay, nhưng đâu có cắt bỏ tận gốc rễ. Rồi đến một ngày nó sẽ vỡ ra, thì sẽ ra sao?

Lý Toét said...

Sau nhũng năm tăng trưởng 10-15%, vốn gốc của các ngân hàng đã được tẩu tán ra nước ngoài rồi. Hiện vốn của họ có nguồn gốc từ lãi ròng, và cơ cấu vốn của họ bao gồm tài sản thế chấp và tài sản dạng kém thanh khoản của chính họ. Mỗi lần được NHNN bơm vốn dưới nhiều hình thức, những đồng tiền mặt này lập tức hòa vào dòng chảy trong thương mại Việt - Hoa.

Kết cục là NHNN sẽ cứu các NHTM bằng cách móc túi mỗi người giữ tiền 1 ít thông qua lạm phát.

Meo Luoi said...

Kể cả việc làm theo cách Robin Hood ngược đó thì cũng chỉ làm được vài lần. Rồi sẽ đến lúc khủng hoảng giống như năm 2008 bên Mỹ: thị trường bđs sụt giảm, vỡ nợ, phá sản, một vài ngân hàng đi tong, phải không bác Lý.
Theo bác, thì thảm cảnh đó có xảy ra trong 3-5 năm tới?

Lý Toét said...

@ ML,
Đâu thể so sánh VN với Mỹ được. Mỹ dùng đòn bẩy (tức vay tiền) đầu cơ nhà, khi có lời bán lại. Khoản đầu tư vào BDS không lớn so với tổng đầu tư. Không phải BDS nào cũng xem là đầu tư, cái nhà bạn đang ở thuộc về tiêu dùng. Còn VN nhà - đất chính là tài sản tư nhân, là khoản đầu tư. Không may thay Đầu tư ở VN phần lớn là BDS.

Meo Luoi said...

Mèo không hiểu ý của bác Lý lắm.
1. Ở Mỹ đầu cơ bđs: ở VN bđs cũng là đầu cơ. Khác nhau là Mỹ vay tiền là chính, VN: tiền tự có và huy động tiền từ người thân, bạn bè, và một ít tiền vay ngân hàng.
Việc mua nhà tiêu dùng cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ do giá nhà vượt quá khả năng.

2. BĐS là khoản đầu tư không lớn trong cơ cấu của Mỹ, nhưng ở VN lại lớn. Vậy thì rủi ro càng lớn hơn chứ nhỉ?
Vậy nếu khủng hoảng xảy ra thì tác động đến kinh tế còn lớn hơn rất nhiều.

Lý Toét said...

@ ML,
Việc đầu cơ BDS bên Mỹ đã có tác dụng xấu nên nó đã bể, một số ngân hàng phá sản, và sau 2 năm kinh tế đã phục hồi.

Còn ở VN, BDS thuộc về đầu cơ thì ít, mà thuộc về tài sản thì nhiều. Cho nên nếu ngưng thổi thì bong bóng không phồng lên nữa và xẹp dần chứ không bể được. Ngân hàng VN cũng vậy, rất giàu nhưng chỉ giàu BDS (của chính họ, họ cầm cố) mà rất thiếu tiền.

Nhưng mà ở xứ ta giới ngân hàng chặt chẽ với chính trị, nên các văn bản điều chỉnh luật kinh tế sẽ có lợi cho họ. và sẽ moi tiền của người nghèo đến đồng xu cuối cùng thông qua lạm phát.

Tất nhiên tổng tài sản của toàn dân nhỏ lại do của để dành của họ (tức BDS) giảm giá.

Bửu Châu said...

Mời quý Thầy ghé dòm qua. Người Hàn đã có kể ở đây .