Nhiều nhà phân tích cho rằng vàng của dân chúng được cất kỹ trong két sắt khoảng 500 tấn, trong đó người dân gửi trong ngân hàng cho dù có lãi khoảng 2.4 triệu lượng tương đương 100 tấn.
Nếu không đầu tư sản xuất, ai cũng cần phải bảo toàn đồng vốn của mình. Cách bảo toàn đó có thể là mua đất để đó, có thể mua chung cư rồi cho thuê, hoặc có thể gửi ngân hàng lấy lãi, và tiêu cực hơn là mua vàng hay đô la để dự trữ.
Mua nhà đất đòi hỏi phải có số vốn lớn, tối thiểu tương đương giá trị vài trăm lượng vàng, việc này không phải ai cũng làm được. Với số vốn ít hơn, người ta có thể mua chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán ở một thị trường lành mạnh đòi hỏi thời gian hàng chục năm mới thấy khoản lợi tức đáng kể, còn lợi tức thực tế của việc gửi ngân hàng nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát . Giá vàng và giá đô tăng theo thời gian không phải giá trị của nó tăng mà do tiền đồng mất giá hay các nhà kinh tế gọi là lạm phát.
Gửi vàng hay đô đem lại một lãi suất rất thấp hoặc không có lãi, có cái lợi là tránh mất mát do hư hỏng hay bị mất cắp hay bị cướp. Nhưng rủi ro xảy ra có thể rất bất ngờ như là ngân hàng tuyên bố phá sản hoặc một quyết định không trả lại vốn bằng vàng từ ngân hàng nhà nước. Mua vàng hay đô rồi ký thác ngân hàng là một lựa chọn có thể nói là an toàn, loại trừ rủi ro của chính ngân hàng hoặc rủi ro chính sách.
Vậy có thể nói lượng vàng dự trữ trong dân đến từ những nguồn sau:
1. Tiền đã được rửa sạch, mua vàng để bảo tồn giá trị
2. Tiền từ việc thoái vốn khỏi BĐS
3. Từ tiền công lao động tích cóp được từng chỉ vàng một của người lao động
Trong đó loại (1) thường cất vàng ở nhà, loại (3) đem vàng gửi nhà băng, loại (2) phần lớn cất ở nhà chỉ một phần nhỏ gửi nhà băng.
Người dân gửi vàng ở nhà băng với kỳ vọng an toàn và được hoàn trả bằng vàng khi cần.
Về nguyên tắc, ngân hàng nhà nước cấm các ngân hàng thương mại bán số vàng huy động được. Ngân hàng thương mại chỉ được phép dùng số vàng đó để thế chấp vay vốn từ một nơi khác, có thể vay ngoại tệ từ nước ngoài.
Sở dĩ giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới 4 triệu đồng mỗi lượng không phải do vàng khan hiếm mà giá đô la rẻ do được Ngân hàng Nhà nước "bình ổn", đem lại lợi nhuận "tự nhiên" cho doanh nghiệp được mua ngoại tệ. Nhưng sự việc cứ diễn ra như vậy làm giảm số ngoại tệ dự trữ mà NHNN mua gom được. Và giải pháp cho phép các ngân hàng thương mại được phép bán vàng được đặt ra và bổ sung một số ngân hàng được phép bán vàng.
Theo công bố trước đây hơn 10 tấn vàng đã được bán ra trong chiến dịch này nhưng số vàng quay lại gửi ngân hàng không tăng nên các ngân hàng buộc lòng phải đua nhau nâng lãi suất gửi vàng để huy động thêm những lượng vàng vừa tung ra thị trường. Vàng trong ngân hàng đem ra bán được gọi là "vàng bình ổn", tuy nhiên càng tung vàng ra bán giá vàng càng tăng mạnh.
Được bán vàng thu tiền mặt nhưng nợ xấu của ngân hàng vẫn gia tăng. Trước tình hình nguy cơ có nhiều doanh nghiệp có khả năng chấm dứt hoạt động như Dược Viễn Đông, Quốc hội dự thảo luật Vàng và USD không được bảo hiểm tiền gửi. Bà Kim Ngân còn mập mờ tuyên bố không có khả năng chi trả bảo hiểm tiền VND vì số vốn trong quỹ có hạn.
Ngân hàng ACB là con chim đầu đàn trong việc huy động hơn 100 tấn vàng của dân chúng. Một số liệu khác cho thấy số dư huy động vàng của ACB là 930ngàn lượng, vàng tồn quỹ chỉ còn 137ngàn lượng, tức đã bán ra 800 ngàn lượng tương đương 30 tấn, điều đó chỉ có thể là họ đã bán vàng từ trước, khi giá vàng còn rẻ. Như vậy, chỉ tính riêng ACB đã bán ra 85% số vàng huy động được.
32 comments:
Tình hình đã đến hồi nguy cập. Hệ thống ngân hàng sắp vỡ đến nơi rồi sao khi mà CP đang chuẩn bị các giải pháp cấp cứu bằng hi sinh các con dân của mình....
May quá của tích trữ em để hết vào đất cát. Nhưng hỏi Bác nếu trót gửi vàng rồi, làm thế nào rút ra mà vẫn bảo toàn giá trị? Phải có cách nào cứu dân đen chứ bác
Bài viết này phân tích những nội dung sau:
1. Vàng gửi tiết kiệm trong ngân hàng phần lớn là tài sản của người lao động tích góp được. Vàng của Tay To lại không nằm trong ngan hàng mà là được chôn trong nhà họ, thậm chí họ có thể quên theo năm tháng.
2. Nhà nước tuyên bố Không bảo hiểm cho Vàng và Đô la, nghĩa là 50 triệu cho một trương chủ cũng không có.
3. Vàng bán ra thu tiền mặt mà tiền về ngân hàng vẫn hiếm, và vàng không được gửi trở lại ngân hàng nên các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vàng lên 2.7%.
4. Đáp án cho câu hỏi "Ai đã mua 30 tấn vàng" là: Vàng đã được bán từ trước, khi giá còn rẻ.
@ Mơ Giữa Ban Ngày,
Chúc mừng bạn.
Theo quy định, trương chủ không được rút vàng trước hạn. Tuy nhiên không gì là không làm được, có điều phí phải trả sẽ cao, điều mà khó có thể chấp nhận được trong tình trạng "chưa biết có bị mất hay không".
Mỗi người phải tự giải bài toán cho chính mình. Rủi ro ở đâu Lợi tức ở đó, nên mọi sự tư vấn mà không thu phí chỉ là cò mồi.
Xin hỏi nghề phụ của Bác ngoài "hành nghề xe ôm" có phải là liên quan đến tư vấn tài chính không?
Từ ngày đọc báo Bác, tiết kiệm được khối thời gian hơn hồi đọc các báo điện tử chính thống khác,... Chắc bên làm luật, chính sách "cay" Bác lắm.
Đồng ý giá trị của tri thức luôn phải được đánh giá, trân trọng đúng tầm. Làm cách nào liên hệ với Bác về những vụ tư vấn này?
Dear Mơ Giữa Ban ngày,
Tớ hành nghề Xe Ôm, nghĩa là tự bỏ vốn đổ xăng, chi các khoản mong đợi (thay thế định kỳ) và không mong đợi (thủng lốp). Lợi tức là Doanh thu trừ đi các chi phí và khấu hao.
Tớ không có đủ tài liệu để phân tích xu hướng trong ngắn hạn nên không dám nhận lời tư vấn do đó mà không có ý định vòi tiền ai cả. Tớ chỉ trông thấy những Hòn đá trở ngại trên đường và cảnh báo mọi người.
Thân mến.
Bác Lý Tư Vấn không thu phí Nhưng em khẳng định "Không cò mồi"
Xin Bác Lý đưa một vài ví dụ "đánh quả" đầu tư và những rủi ro của nó để chúng em học hàm thụ
Xin đội ơn Bác
Thân mến
Từ ngày đọc báo bác Lý thấy rằng:
Bác chẳng xui khôn chỉ nhắc khéo ai sắp dại.Căn bản từ đầu tư đã mang bản chất dủi do.
Đầu năm Bác vẫn muốn giúp NH nay bác giúp dân nghèo nhưng rất tiếc dân nghèo lại không đọc "BÁO"
Thưa Bác Lý ,
Xin đặt câu hỏi
1.Qua bài viết về Vàng và tình hình hiện nay,Bác lý tiên đoán rằng mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát sẽ diễn biến ra sao?
2.Đời sống dân thường và các kinh doanh nhỏ cũng bị ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào?
3.Các Đại Gia thực sự (triệu phú Đô la) của nước ta sẽ có Động Thái gì?
Xin đội ơn Bác
sẽ rất thận trọng để chú Lý đưa ra đáp án. Vì e rằng có tâm lí đám đông gây lo lắng cho mọi người.
Tuy nhiên lạm phát năm nay có thể dự đoán khoảng 23%.
Thời sự 19h - 14/10/2011 Cờ Trung Hoa có 5 sao ?
http://media.vtv.vn/Media/Get/Thoi-su-19h---14102011-082824dce9.html Phút thứ 1:29
Đậu Tương nói trúng rồi đó. Kinh doanh là ngăn ngừa rủi ro phát sinh, nếu không lỗ, sẽ có lãi.
Dear all,
Trước hết, tăng trưởng có lợi cho mọi người, kể cả trong tình hình hiện nay, lạm phát cao và thu nhập thực tế của người lao động giảm. Đó là vì có tăng trưởng là có cơ hội thị trường phát triển. Vấn đề là ở ta người ta ham đầu cơ hơn là làm dịch vụ cho nên không phát sinh lợi tức.
Nội dung tăng trưởng trong nền kinh tế xứ ta rất tiếc lại không xuất phát từ giá trị gia tăng mà từ tài nguyên thiên nhiên như khai thác khoáng sản hoặc từ những gí trị ảo như là BĐS. Nguồn tăng trưởng này vừa thiếu bền vững vừa chỉ phục vụ cho một thiểu số người nắm được quyền lực.
Lạm phát đối với nhà đầu tư là chỉ số dùng để so sánh với lãi suất, do đó mà lạm phát được tính bằng chỉ số CPI so sánh với cùng kỳ của năm trước. Chỉ số lạm phát nhỏ hơn lãi suất sẽ thu hút được dòng tiền nhàn rỗi và ngược lại. Đối với người làm công ăn lương thì lạm phát là một thảm họa.
Tớ không lưu số liệu lạm phát tại đây, sẽ bổ sung sau. Lạm phát tháng 10 đâu khoảng 22.%, cho nên dự đoán lạm phát tháng 12 khoảng 23% là có cơ sở. Tuy nhiên đối với người thu nhập thấp lại chịu ảnh hưởng của lạm phát nặng nề nhất, vì chi cho thực phẩm chiếm phần lớn thu nhập, mà giá thực phẩm tăng ít nhất gấp đôi so với CPI bình quân.
Cảm ơn Thi về tài liệu thú vị.
Dear Bác !
Khi phân tích nguyên nhân tại sao giá vàng trong nước có thời kỳ cao hơn giá vàng thế giời tới 4 triệu đồng / lượng .
Cháu nghĩ là hiện nay nền kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn , người dân không còn tin vào sức mạnh của nền kinh tế , thông qua VND đang mất giá khi lạm phát trong nước tăng cao .Người dân hiện nay không còn kênh đầu tư nào khác khi cả bất động sản và thị trường chứng khoán đều đang đi xuống.Trên thế giới thì nền kinh tế của những đầu tàu kinh tế thế giới như Mỹ và Châu Âu lại có nhiều dấu hiệu bất ổn. Nên buộc người dân phải tìm cách tin tưởng vào vàng để bảo toàn giá trị vồn và sinh lãi.
Biết được tâm lý người dân như vậy nên các nhà kinh doanh vàng trong nước (SJC chiếm 90% thị trường vàng trong nước ) đã sử dụng sự độc quyền của mình để tự nâng giá vàng trong nước ?
Còn như Bác phân tích về yếu tố tỷ giá ( giá đô la rẻ do Ngân hàng bình ổn )thì cháu chưa nghĩ ra tác động của nó ? Cháu mong Bác phân tích sâu hơn vì cháu nghĩ nó còn tác động đến nhiều mặt hàng nước ta nhập khẩu !
Dear Thi,
Chỉ là sự cố kỹ thuật thôi, Xin đừng làm ầm thế. Càng bị ám ảnh càng tỏ ra sự lo lắng của mình
Thân ái
Dear johnchamber,
"Sự cố" này, nếu có thể nói vậy, đã xảy ra ở Pakistan vào năm 2010: http://www.defence.pk/forums/china-defence/65481-wrong-flag.html
@ Thành,
Đọc báo đảng bao lâu rồi mà không phân biệt được đâu là thực, đâu là hư vậy?
Mỹ và Âu châu bất ổn khi nào vậy, họ mà suy yếu thì chắc chắn Nga và Trung quóc sẽ nhảy vào xâu xé ngay. Thực tế Mỹ và Âu châu tăng trưởng rất chậm (chưa suy thoái - tăng trưởng âm) và đây là vấn nạn của họ.
Khác với tư bản, tức là các nhà đầu tư - họ mua vàng khi đầu tư không có lợi, ở ta người ta mua vàng vì vàng ... lên giá, cho nên dân ta thường mua giá cao và bán giá thấp.
Giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới 4 triệu là vì nó đã phản ánh ... đúng giá trị của nó. Số là các doanh nghiệp nhập vàng được phép mua đô la giá bao cấp, nếu tính theo giá đô ở thị trường tự do thì chênh lệch 4 triệu được san bằng. 4 triệu là loại lợi nhuận "đặc ân" của các đơn vị nhập vàng.
Do tỷ giá đô la méo mó như vậy nên hàng nhập khẩu của chúng ta chủ yếu từ Tàu thông qua kim ngạch nhập siêu.
Lấy đâu ra SJC chiếm 90% thị trường vàng trong nước. Đúng là SJC dập ra bảo chứng vàng thiệt, nhưng bảo SJC làm giá thì không phải đâu tuy rằng họ rất muốn như vậy. Nếu có chênh lệch thực sự thì người ta đã nhập vàng theo con đường xách tay.
@ Thi và JC,
Chúng ta mong cờ TH kết nạp thêm 1 sao VN mà không được giống y như nước Philippines muốn trở thành 1 tiểu bang của Mỹ quốc. Cho nên không cần phải lo xa như vậy. Chống Tàu mù quáng là xu hướng mà các lãnh đạo ngoài Hà Nội định hướng cho quần chúng hay nói cách khác dân chúng mà yêu Tàu thì vai trò cai trị của Trung ương nguy to.
Cảm ơn bác Lý Toét.
Dear Bác !
Qua việc Bác phân tích về nguyên nhân giá vàng trong nước chênh lệch 4 triệu đồng/ lượng so với giá vàng thế giới.Cháu nhận thất một số điểm không hợp lý :
- Giá vàng trong nước luôn có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới. còn mốc 4 triệu đồng / lượng chỉ là một mốc có sự chênh lệch cao nhất mà thị trường thể hiện, ngoài mốc đó ra còn có những mốc có thể là 3 triệu/lượng, 2 triệu/lượng .....và như Bác khẳng định là do yếu tố chênh lệch tỷ giá, có vẻ không hợp lý vì tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước ấn định là số bất biến trong giai đoạn vừa qua, còn tỷ giá thực của USD/VND trên thị trường chợ đên thì không có nhiều biến động. Nên cháu nghĩ rằng nếu có chênh lệch do yếu tố tỷ giá được Nhà nước bình ổn thì sự chênh lệch đó cũng sẽ là một số gần như cố định !
Cháu mong Bác chỉ bảo thêm !
Cheers !
Bác cho cháu hỏi thêm là khi nước ta nhập hàng của Trung Quốc thì khi ta trả tiền nguồn hàng đó là các nhà nhập khẩu phải trả bằng Nhân dân tệ hay bằng USD ạ ?
@ Thành,
Mua bằng tiền gì cũng được. Tiền là tờ giấy nợ được bảo lãnh bởi Chính phủ như CH XHCN VN hay bởi các ngân hàng như FED, do đó mà Đô la đáng tin cậy hơn Yuan, Yuan đáng tin cậy hơn VND.
Đáng ngạc nhiên là hiện nay trao đổi buôn bán Viêt - Trung chủ yếu bằng tiền Đồng. Đơn giản là nếu có VND thì ta có thể mua được đô hay Yuan.
Về tỷ giá đô trong ngân hàng và ngoài thị trường và giới hạn những người xuất cảnh chỉ được mua không quá 100 đô mỗi ngày, bạn có thể tìm tài liệu trên mạng để biết thêm chi tiết,
Như Bác nói là trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu bằng tiền Đồng !
Như vậy có mâu thuẫn không khi năm 2010 nước ta nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 12 tỷ USD ( tương đương với lượng nhập siêu của nước ta) mà yếu tố nhập siêu làm cho nhu cầu USD phải trả cho đối tác của các nhà nhập khẩu khan hiếm dẫn đến giá USD lên giá ?
1. Thành cần phân biệt tiền Đồng ở 2 phương diện: Trao đổi và Thanh toán.
Ta mua hàng của người Tàu, ta trả bằng tiền Đồng nhưng người Tàu đâu có giữ Đồng làm gì. Ở đây Đồng có vai trò trao đổi, đô la có vai trò thanh toán.
2. Ta nhập siêu từ Tàu nhưng xuất siêu sang các thị trường khác. Mặt khác ta có những khoản thu ròng là kiều hối và bán khoáng sản thô, cho nên vẫn bảo đảm cân đối thu - chi.
3. Bạn nếu không phải doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi mua đô thì bạn không thể mua đô mà chỉ có thể bán. Thực chất giá đô được NHNN công bố nhỏ hơn giá trị thật của nó. Ở đây có sự trợ giá đô cho các doanh nghiệp được ưu đãi mua đô tạo ra lợi nhuận siêu ngạch của những DN này.
Tóm lại bạn đừng phải lo lắng gì cho tình trạng nhập siêu làm hiếm đô la mà ngược lại, nếu nguồn đô giảm xuống sẽ làm cho nhập siêu giảm.
Kinh tế nó đơn giản lắm, không rắc rối như các "nhà kinh tế học" nói đâu.
Dear Thành ,
Hình như Bác Lý nói trao đổi VN & TQ bằng tiền VND chủ ý là buôn bán qua các cửa khẩu Biên giới(Bộ,Không,Thủy)
Thế rồi các số liệu xuất và nhập VND & Yuan đều quy USD vì bằng vi tính hết mà.
Còn các hợp đồng,dự án,đầu tư,vận chuyển...cứ trao đổi sao cũng được.
Cuối cùng dùng USD để xác định giá trị trên các bàn giấy và bảng điện
Do đó ai biết làm ăn tức biết giá trị thật USD trong các quan hệ đối tác để kiếm lợi.
Trong thời điểm tế nhị này đừng bị lầm lẫn trong các giá trị trao đổi.Do đó khái niệm "nhập siêu" ,rồi USD khan hiếm nên lên giá thì cũng có ý nghĩa tương đối mà thôi
Thân ái
Thành,tôi rất phục bạn ở cách truy hỏi.
Tớ xin mách nước:Đọc bài TIỀN ĐI ĐÂU THỜI LẠM PHÁT của Bác Lý và câu trả lời cùng thời điểm bên AN HOÀNG TRUNG TƯỚNG.
Dù sao bác Lý cũng ăn lộc triều đình mong các bạn chú ý!
RÂU HÙM HÀM ÉN MÀY NGÀI
VAI NĂM TẤC RỘNG THÂN MƯỜI THƯỚC CAO.
CHỌC TRỜI KHUẤY NƯỚC MẶC DẦU
DỌC NGANG NÀO BIẾT TRÊN ĐẦU CÓ AI.
BÓ THÂN VỀ VỚI TRIỀU ĐÌNH
HÀNG THẦN LƠ LÁO PHẬN MÌNH RA SAO?
Tương Can !
Cậu cho mình xin link cho mình bên An Hoàng Trung Tướng ?
Thanks !
Vì sao bác có khẳng định này:
"Trong đó loại (1) thường cất vàng ở nhà, loại (3) đem vàng gửi nhà băng, loại (2) phần lớn cất ở nhà chỉ một phần nhỏ gửi nhà băng" ---> Theo em, chỉ là định tính, chứ không định lượng, và cảm tính, em có thể phát biểu ngược lại. Và cái bác nói chưa được chứng minh (bởi sách vở và bởi lập luận của bác?)
Kính thưa Bác Lý. Theo cháu nghĩ giá vàng giảm có khi lại cứu được rất nhiều người và kể cả nền kinh tế Việt Nam đó đúng không bác? Nhưng các "tay to"thì chắc chẳng mong vàng giảm tí nào. Dân mình mà cứ ôm tiền đi mua vàng rồi cất ở nhà thì kinh tế nước mình tiêu tùng luôn. Nhưng dollar tăng giá có khi lại tốt đúng không bác?
Chào cả nhà,
Đậu Tương bữa nay lẩy Kiều cơ à. Nhớ ghi thêm số thứ tự câu nhé.
@ Thành, cứ Gúc là ra thôi mà. http://www.google.com/#sclient=psy-ab&hl=en&source=hp&q=an+hoang+trung+tuong&pbx=1&oq=an+hoang+trung+tuong&aq=f&aqi=p-p1g2&aql=1&gs_sm=s&gs_upl=3810l6692l3l8460l8l3l5l0l1l0l180l484l0.3l8l0&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.,cf.osb&fp=8e7fa2636e8b849&biw=1280&bih=614
@ Thèm Cà Lem, bạn có thể chứng minh ngược lại được không. Tớ có cả lý luận và thực tiễn về chuyện này. Mua vàng có 3 loại:
1. Thừa tiền
2. Đầu tư
3. Tiết kiệm
Với loại (1) họ kiếm tiền không dựa vào kinh doanh hoặc hoặc trá hình kinh doanh dựa vào thế lực. Loại này họ kiếm được tiền dễ dàng hơn là trông chờ vào lợi tức. Loại này họ cũng không mua vàng ngoài tiệm mà tiệm vàng sẽ mang đến tận nhà.
Loại (2) là loại hớn hở khi bán vàng giá 39 và sốt sắng khi mua giá 49. Trong quá khứ có thể họ có lợi tức khi mua bán vàng, nhưng xét về tổng thể thì chưa chắc.
Loại (3) là đối tượng của bài viết này.
Thỉnh thoảng bạn có nghe thấy người ta nói thợ hồ đào móng nhà được "kim loại màu vàng", vàng thật đấy, do chủ nhân chôn rồi quên.
@ Vân Sơn, ý kiến của bạn tớ xin miễn bình luận. Tớ chỉ lưu ý như thế này, ta có chút tiền tiết kiệm được nếu chưa đầu tư thì mua vàng hay đô để bảo toàn giá trị thì được, còn kỳ vọng nó lên - xuống để kiếm lời thì hơi khó. Đầu tư ở đây nghĩa là bỏ vốn sản xuất hay làm dịch vụ.
Thưa Bác lý. Nếu đầu tư vào đô để bảo toàn giá trị mồ hôi thì em thấy ok vì bản chất đồng đô ít biến động và thường tắng so với đồng Việt Nam. Nhưng dùng tiền tiết kiệm mà đầu tư vào vàng thì em thấy không ổn chút nào vì vàng có tăng có giảm và biến động rất mạnh. Có thể trong vài ngày tới vàng lao dốc thì toàn bộ tiền tiết kiệm bay của em bay luôn.
Thưa bác Lý. Cháu đọc Blog của Bác đã lâu và nhờ vậy mà hiểu ra nhều điều ( chẳng biết là có hiểu đúng không nữa hehehe..). Nhân đây cháu cũng cám ơn Bác vì những điều Bác chia sẻ với mọi người.
Dear Vân Sơn,
Do Vàng đã vượt qua giá trị của nó, nên nó sẽ xuống trong tương lai nhưng không gần vì thế giới vẫn chưa kích hoạt được sản xuất tăng trưởng. Khác với đồng Đô chỉ là tờ giấy nợ của một con nợ có uy tín, Vàng lại thực sự là Tiền Thật nghĩa là nó có giá trị bất biến.
Tuy nhiên, trong thời loạn lạc thì giữ Vàng vừa có tính thanh khoản thấp lại vừa là tai họa do bản tính tham lam của con người.
Cho nên, hãy lựa chọn theo cảm tính. Những quyết định khôn ngoan lại nằm ở trái tim chứ không phải ở lý trí.
Quyết định mới được công bố này liệu có dẫn tới việc xóa bỏ các công ty vàng bạc còn lại không chú Lý?
Củ Chuối khờ nhỉ,
Vàng có giá trị vì nó là kim loại Au chứ đâu phải do cái nhãn SJC dập trên đó.
Nghị định 95 ký 1 tháng trước đây và mới được công bố cách nay 1 tuần lễ. Nội dung của NĐ95 là: tịch thu vàng mua bán không đúng chỗ. Lập tức thị trường trả lời bằng cách ào ạt mua vào.
Học nghề thử vàng đi là vừa.
Post a Comment