Saturday, December 11, 2010

Có cần rô đa không

Rô đa (rodage) là một từ gốc Pháp, Việt ngữ cơ khí gọi là Rà trơn ám chỉ việc chạy non tải hoặc tải nhỏ hơn tải định mức sau khi lắp ráp nhằm tạo ra hệ số ma sát tối thiểu giữa 2 bề mặt ma sát.

Trước kia, trình độ gia công cơ khí của thế giới còn thấp, độ chính xác chế tạo không cao, độ nhẵn giữa 2 bề mặt ma sát sau khi gia công còn thấp, nên cấn phải tiếp tục mài giữa 2 bề mặt của 2 chi tiết sau khi lắp ráp. Yêu cầu của quá trình này là cần tạo ra một áp lực nhỏ trên 2 bề mặt ma sát để 2 bề mặt tự mài mòn vào nhau tạo ra độ nhẵn cao nhất có thể.

Ngày nay thiết bị cơ khí đã được cải tiến nhiều nên có thể tạo ra bề mặt nhẵn đến mức có thể cho máy chạy đủ tải ngay sau khi lắp ráp. Về lý thuyết thì như vậy nhưng thực tế nên chạy rô đa nhưng không bắt buộc yêu cầu khắt khe như trước, nghĩa là chỉ cần chạy bình thường không gia tốc quá mạnh và thời gian rô đa cũng được rút ngắn.

Đối với xe gắn máy mới mua, chỉ cần chạy bình thường, chở 2 người cũng được, lưu ý đừng tăng ga đột ngột, sử sụng số để thay đổi lực kéo, tránh đi đường trường lên dốc nhiều, chạy khoảng 500km là đủ. Với xe vừa được sửa chữa thì cũng vận hành như thế nhưng nhẹ tải hơn, chạy khoảng 1000km.

Vì vậy không nhất thiết phải chạy rô đa không tải và nhất là do hoàn cảnh khó khăn phải nổ máy xe trong phòng kín dẫn đến thiệt mạng đáng tiếc.

Những thiệt mạng đáng tiếc khác như là chạy máy phát điện trong phòng hay sưởi mà không thông khí không nằm trong mục đích khuyến cáo của bài viết này.

No comments: