Lâu nay nói đến giáo dục VN người ta hay nói đến sự tiêu cực hay xuống cấp của nó. Nói đến giáo dục VN là người ta nói đến những thực trạng, cải cách giáo dục, chấn hưng giáo dục, hiến kế cho giáo dục, công nghệ giáo dục, vv và vv.
Người ta nói rằng học nhồi học nhét, học không đi đôi với hành, học vẹt, học quá tải. Nói về sự xuống cấp đạo đức của người thầy. Tình hình có vẻ như khủng hoảng đến mức người ta cần đến một ông tiến sĩ thống kê ngoại quốc không am hiểu tình hình trong nước bàn về sự cần thiết phải cải cách.
Hầu như không có ai đề cập đến mặt tích cực của nền giáo dục VN. Mọi người không được quên được nền giáo dục của chúng ta là giáo dục cách mạng mang đặc trưng XHCN ưu việt. Tôi nhìn thành quả giáo dục Việt Nam dưới góc độ khác: Đào tạo kỹ năng lao động thành thạo ngay từ lứa tuổi học trò.
Ai cũng biết hệ trung học là nền tảng để học đại học tiếp thu tri thức thời đại. Có nghĩa là trình độ trung học và nhất là trung học cơ sở chưa đủ trình độ hiểu biết để làm việc kiếm tiền, và nhất là không thể có những kỹ năng của một người thợ như nghề gò hàn. Thế nhưng tôi có thể đưa ra một thí dụ sinh động về kỹ năng lao động của những cháu học trò lớp 9.
Một nhóm học sinh lớp 9 xử máy ATM bằng máy hàn. Điều đáng nói ở đây là các em thành thạo kỹ năng hàn hơi, biết vận dụng sáng tạo dùng khí hóa lỏng ít nhiệt lượng thay cho khí đá năng lượng cao.
Cần phải nhân điển hình và khen thưởng nơi đào tạo để khích lệ.
1 comment:
Bài này của Chý Lý thật hài hước mà chua xót.
Theo cháu giáo dục cần có 1 cái nền đó là văn hóa. Với người Việt thì văn hóa duy tình nó cứ dễ dãi kiểu gì đó khiến cho kiến thức hay những lí luận về văn hóa bị manh mún
Vậy nên chăng thay đổi cần đến từ những bậc chính khách cao nhất chăng?
Post a Comment