Tuesday, January 25, 2011

Cầu Westgate xứ Úc thòi lòi


Nhìn tấm hình trên ai đó sẽ nghĩ rằng đây có thể là:
1. Đống ve chai
2. Tàn tích của chiến tranh
Mà ít người nghĩ rằng đây là một tượng đài về khoa học kỹ thuật tại trường Đại học Monash.

Monash là ông nào, là cái ông có chân dung được in trên tờ giấy bạc AU$100, người ta gọi ổng là Sir. Monash tức là Hiệp sĩ Monash. Chủ đề chính của bài viết này là biến cố sập đổ cầu Westgate Melbourne trong quá trình xây dựng vào năm 1970.

Cầu Westgate bắc qua sông Yarra nối quận Geelong với trung tâm thành phố Melbourne, nước Úc. Cây cầu nằm trên xa lộ huyết mạch M1 và là một trong những biểu tượng của tiểu bang Victoria.

Vào một buổi trưa, thình lình một tiếng nổ long trời và nhịp nối giữa 2 trụ P10 và P11 nặng 2000 tấn rơi xuống sông. Sức chấn động làm vỡ những cửa kính trong những ngôi nhà lân cận. Sự sụp đổ gây ra đám cháy lớn do dầu diesel, tai nạn làm chết 35 công nhân.

Khi hợp long sai lệch giữa 2 đầu là 11.4cm. Các kỹ sư đã đề ra phương án là đè phía cao xuống bằng một tải trọng bao gồm 10 khối bê tông mỗi khối nặng 8 tấn rồi gông lại để kéo cáp dọc. Việc này đã làm biến dạng thay đổi nội lực trong dầm cầu. Kết quả khi gông được tháo ra cũng là lúc mà dầm thép vỡ ra biến dạng và rơi xuống sông.

Cầu Westgate bị sập năm 1970 và khánh thành năm 1978 với kinh phí 202 triệu đô trong đó 31 triệu đô để khắc phục do việc sập trong khi thi công. Cầu được khai thác thu phí với giá 60 cent mỗi lượt và dự kiến hoàn vốn sau 40 năm. Thực tế lại không như dự kiến đó là nhiều lái xe tránh trả tiền cầu nên đã đi vòng do đó mà việc thu phí đã được hủy bỏ từ năm 1985.

3 comments:

Củ Chuối Tây said...

Câu chuyện này có liên tưởng gì với xứ An Nam ta không chú Lý?

Lý Toét said...

@ Củ Chuối,
Tớ viết cái gì cũng đều mang tính thực tiễn liên hệ với xứ An Nam ta. Bài viết này gửi 2 thông điệp:

Một là, người Úc thường không lấy những chiến thắng mà hay lấy những thất bại làm kỷ niệm, ghi nhớ vào lịch sử.

Hai là, những gì có hại cho công chúng sẽ được chính phủ sửa chữa bằng ngân sách.

Unknown said...

Cám ơn bác Lý