Saturday, November 6, 2010

Mất mùa tại thiên tai (?)

Liên tiếp các trận lụt kinh hoàng ở miền Trung, theo đó là những tổn thất và những chuyện cứu trợ dở khóc dở cười. Ông Trần Viết Ngãi đương kim Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng hùng hồn tuyên bố rằng "Thủy điện không gây lũ lụt".

Theo ông Ngãi thì thủy điện không những không gây hại mà trái lại chỉ làm những điều lợi như ngăn dòng chảy, điều tiết lũ, cắt lũ bla bla bla. Ông ấy còn nói thêm, xả lũ là để bảo vệ đập khỏi vỡ chứ không gây ra lũ. Ông ấy bảo những ai nói thủy điện gây lũ lụt là thiếu hiểu biết, là mơ hồ về nguyên lý họat động của thủy điện.

Cuối cùng ông chủ tịch than thở rằng thủy điện miền trung có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh không có lời. Mùa khô thì không có nước để chạy còn mùa mưa thì người ta không cần.

Nguyên lý vận hành thủy điện thực ra rất đơn giản hầu như ai cũng biết, đó là tích nước, làm quay turbin, và phát ra điện. Nhưng có 3 điều mà dân ngoài ngành ít biết được đó là:
1. Đập được sử dụng trước khi sự ra đời của thủy điện
2. Làm thủy điện không nhất thiết phải xây đập
3. Có một loại nhà máy thủy điện bơm nước ngược trở lại thượng lưu

Loại 1 là đập nước để tạo hồ chứa nước nhân tạo như hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phú Ninh (Quảng Nam). Các đập này có vai trò điều tiết nước để tưới khi hạn, tích nước chống lũ khi mưa. Đập nước ở những nơi mà từ trước tới nay không cần có nghĩa là đập đó chỉ có tác dụng tích nước phát điện và xả nước khi lũ, chứ nó không có tác dụng chống lũ như ông quan kia nói.

Hồ chứa nước

Loại 2 là dụng một phần lưu lượng dòng sông hoặc lưu lượng con sông nhỏ, xây một cái đập lấy lệ. Loại này thế năng dòng nước tính bằng độ cao chứ không phải lưu lượng

Nguyên lý thủy điện phân lượng

Loại 3 phát hết công suất vào giờ cao điểm và dùng năng lượng thừa bơm nước trở lại hồ chứa vào giờ thấp điểm. Với cùng công suất thì lạo này cho phép xây đập và hồ chứ nhỏ hơn. Nước chảy xuống rồi lại bơm lên không có lợi về mặt năng lượng nhưng về bảo vệ môi trường thì lợi ích không đo đếm được.

Đó là không kể đến việc nhiều chủ quản cùng khai thác nhiều trạm phát điện trên cùng một lưu vực dọc theo sông từ thượng lưu đến hạ nguồn. Khi lũ xảy ra lượng nước dưới hạ lưu là lớn nhất nên chỉ cần xả ở đây khi cần. Nhưng thực tế xảy ra việc ông thượng lưu sợ vớ đập nên xả manh động dẫn đến ông hạ lưu buộc phải xả sơm hơn kế hoạch cũng để bảo vệ "đập" của mình. Khen ai khéo đặt tên, Đập chỉ biết Phá thôi.

Giáo sư Phạm Phụ (không biết có được JIPV vinh danh không) tiết lộ rằng các chủ đầu tư nhà máy thủy điện tiết kiệm chi phí nên không thuê những chuyên gia về thủy văn thủy điện. Những chuyên gia này như nuôi quân đánh trận, quá trình nghiên cứu tích lũy của họ thì lâu nhưng giải một bài toán trong thời gian rất ngắn. Những chuyên gia này ở VN được trọng dụng do không có thị trường nên dần dần mai một.

2 comments:

Thaydoi73 said...

Phó chủ tịch tỉnh xấu hổ ko nghe điện thoại, chủ tịch hội chữ thập đỏ tỉnh đổ vấy cho bà con quyên tặng quần áo rách, Chủ tịch hội chữ thập đỏ thanh trì khăng bảo rằng quần áo chúng tôi đã thanh lọc chả biết tin ai bây giờ bác nhỉ, nên miền trung quê ta vẫn khổ thôi...

Lý Toét said...

Các cụ nói: Của cho không bằng cách cho. Đồ sida bán ở VN có những món giá bạc triệu có nguồn gốc từ đồ cũ người ta không dùng cả đấy.