Tuesday, November 16, 2010

Đổi tên South China Sea thành Biển Đông Nam Á, rồi làm gì nữa?



Quĩ Nguyễn Thái Học có "sáng kiến" tức cười đó là đổi tên Biển Đông tức là South China Sea thành Biển Đông Nam Á. Cái tên South China Sea do ai đặt và thực sự có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của các quốc gia liên can?


Theo địa lý học vùng biển được quốc tế gọi là South China Sea có phạm vi từ eo Mallacca đến eo Đài Loan, bắc là bờ biển TQ, đông là bờ biển VN, phía tây là Phi Luật Tân, phía nam là Mã Lai và Nam Dương.

Thời Trung cổ những khác niệm về địa lý được hiểu khác với bây giờ. Ta hay Tàu thấy biển cùng hướng với mặt trời mọc nên đều gọi là Biển Đông ở VN và Đông Hải bên Tàu. Người Tàu còn có Nam Hải cũng như ta có Biển Tây.

Thế ký 16 những thương nhân Tây Ban Nha thống trị châu Mỹ còn thương nhân Bồ Đào Nha cùng với Hà Lan khai thác thị trường Đông Á. Các thủy thủ Bồ Đào Nha đặt tên biển này là Mar da China (nghĩa là Biển Trung Hoa) và China Sea trong tiếng Anh, sau tên này được điều chỉnh thành South China Sea để phân biệt với biển Hoàng Hải.

Cách đặt tên này tồn tại ở nhiều địa phương cho đến ngày nay, đó là Vịnh Mễ Tây Cơ xứ Cờ Hoa, Vịnh Ba Tư bên bờ biển Ả Rập Saudi, sông Jordan xứ Do Thái, Sai Gon Str. ở Hồng Kông (thuộc TQ). Cái tên bản thân nó không phụ thuộc vào chủ quyền. Mỹ đang thuê BP khai thác dầu trên Vịnh Mễ, Sông Jordan không thuộc về người Jordan và đường Sài Gòn bên Háng Coỏng tất nhiên thuộc về người Tàu.

Các cụ bảo rằng: Cái áo không làm nên ông Thầy tu. Những kẻ giả danh khất thực mới cần khoác chiếc áo cà sa màu vàng, còn ông Thầy tu chỉ bận tu phục khi làm lễ. Cái tên chỉ thật sự có ý nghĩa khi cái tên đó gắn liền với Giấy khai sinh từ người Bồ.

Về Pháp lý, cái tên gắn liền với quyền Thừa kế. Nếu anh thay tên đổi họ, anh sẽ mất nguồn gốc, anh sẽ mất quyền thừa kế từ cha mẹ. Về ranh giới Việt - Trung bằng văn bản cổ chỉ có những văn bản Hòa ước Pháp quốc - Mãn Thanh là cơ sở có giá trị nhất. Ranh giới trên biển đã được thỏa thuận giữa nhà Thanh và thực dân Pháp đều dùng tên biển Nam Hải. Nay việc vận động đổi tên này đã làm vô hiệu hóa tất cả những văn bản từ thời thực dân mà theo đó VN có nhiều quyền lợi kinh tế biển hơn là thỏa thuận hiện tại.

2 comments:

Cô Cấn said...

Bài này có giá trị lắm sao bác không dẫn linh.Hôm nọ bác tranh luận với bác HL em thấy ngợ gợ ở đâu đó.Bác viết bài tiền đi đâu thời lạm phát, cũng có người đoán được ý bèn ăn theo nhưng văn tục quá không nuốt nổi.

Lý Toét said...

Tớ chưa làm thì Đậu Tương làm, có sao đâu nhỉ. Các cụ bảo Tốt gỗ hơn Tốt nước sơn.